vn us

Có được thừa kế đất đang thế chấp tại ngân hàng không?

Di sản là thừa kế là đất đai đáp ứng điều kiện không có tranh chấp, không bị kê biên thi hành án và đang trong thời hạn sử dụng đất thì được quyền chia thừa kế theo quy định pháp luật. Cụ thể bài viết sau đây sẽ làm rõ việc thừa kế đất đang thế chấp tại ngân hàng được không? chi tiết các quy định liên quan đến vấn đề này

thừa kế đất thế chấp ngân hàng
Tìm hiểu quy định thừa kế quyền sử dụng đất đang thế chấp ngân hàng

1. Quy định quyền hưởng di sản thừa kế là quyền sử dụng đất

Theo Điều 188 Luật đất đai 2013 quy định thì người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi quyền sử dụng đất đó đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

- Đất không có tranh chấp

- Quyền sử dụng đất không bị kê biên thi hành án

- Trong thời hạn sử dụng đất

Ngoài các điều kiện trên đây, Khi thực hiện quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật đất đai.

Như vậy dựa theo các quy định trên đây của luật đất đai  cho thấy Pháp luật cho phép thừa kế đất đang thế chấp tại ngân hàng nếu quyền sử dụng đất đó đáp ứng đầy đủ các điều kiện như: không tranh chấp, không bi kế biên. . .

2. Thừa kế đất đang thế chấp tại ngân hàng như thế nào?

* Theo quy định chung, việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải tiến hành đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.

* Bên cạnh đó, Bộ luật dân sự không có quy định cấm việc chia thừa kế tài sản là quyền sử dụng đất đang thế chấp tại Ngân hàng, tổ chức tín dụng.

* Tuy nhiên, khi thế chấp quyền sử dụng tại ngân hàng mà người đứng tên chết  thì không nhất định là chấm dứt hợp đồng thế chấp. Bởi theo điều 422 Bộ luật dân sự 2015, thì hợp đồng chỉ chấm dứt trong trường hợp cá nhân giao kết hợp đồng chết mà hợp đồng đó được định phải do chính cá nhân đó thực hiện.

* Mặt khác, theo điều 615 Bộ luật dân sự 2015: Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

- Thứ nhất nếu di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.

- Thứ hai nếu di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

* Thông thường, hưởng thừa kế đối với tài sản đang thế chấp tại ngân hàng thì phải đến khi đến hạn, thanh lý hợp đồng và giải chấp, người được hưởng di sản mới có thể yêu cầu chia thừa kế.

*Cũng có cách khác, đó là những người thừa kế thực hiện xong trước các nghĩa vụ tài chính trước thời hạn để được thanh lý hợp đồng, tiến hành giải chấp và yêu cầu phân chia di sản thừa kế.

Trên đây là nội dung các quy định nhằm làm rõ thắc mắc có được thừa kế quyền sử dụng đất đang thế chấp ngân hàng không cùng với cách thức tiến hành nhận thừa kế quyền sử dụng đất trong trường hợp này. Độc giả tham khảo bài viết nếu còn vấn đề gì chưa rõ, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật DHLaw qua Hotline: 0909854850 để được giải đáp cụ thể.

_________________________________________

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Bộ phận Tư vấn DHLaw.
Add: 185 Nguyễn Văn Thương , Phường 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM. 
Hotline 24/24: 0909 854 850
Email: contact@dhlaw.com.vn

Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng!
Trân trọng./.

 


Tư vấn pháp luật miễn phí

Pháp lý là một trong những lĩnh vực rất phức tạp

Nếu quý khách đang gặp rắc rối nào về pháp lý. Hãy để DHLaw giúp bạn!

Gọi tư vấnGọi tư vấn Yêu cầu gọi lạiYêu cầu dịch vụ
Chat zalo Chat Zalo Liên hệ qua Facebook Messenger Chat viber Chat Viber
Mở Đóng