Những trường hợp phân chia quyền thừa kế đất đai không có di chúc, di sản thừa kế sẻ được phân chia theo quy định của pháp luật
2.1. Chia thừa kế đất đai theo quy định pháp luật
Không có di chúc để lại;
Di chúc để lại không hợp pháp;
Những người thừa kế theo di chúc để lại chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người đã lập di chúc; tổ chức, cơ quan kế thừa không còn vào thời điểm mở kế thừa;
Những người được chỉ định là người thừa kế theo di chúc từ chối quyền nhận thừa kế di sản hoặc người không có quyền hưởng di sản.
-
- Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau:
Phần di sản còn lại không được định đoạt trong di chúc;
Phần di sản sản không có hiệu lực pháp luật được để lại trong di chúc;
Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ từ chối nhận di sản, không có quyền hưởng di sản theo pháp luật, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập ra di chúc, liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế.
-
- Theo điều 676 Bộ luật dân sự quy định các hàng thừa kế:
Hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
Hàng thừa kế thứ hai bao gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.
Hàng thừa kế thứ ba bao gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
=> Như vậy, việc thừa hưởng di sản khi không có di chúc để lại pháp luật quy định rõ ràng theo từng hàng thừa kế. Bắt đầu từ hàng thừa kế thứ nhất được hưởng di sản, nếu hàng thừa kế thứ nhất từ chối hoặc đã mất vào thời điểm mở thừa kế thì người hưởng thừa kế được xét đến những hàng tiếp theo. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
2.2. Chia thừa kế đất đai theo di chúc
Bạn là người đứng tên thừa kế di sản trong di chúc để lại, để không xảy ra bất kỳ tranh chấp nào về sau cần phải làm hồ sơ thủ tục khai nhận tài sản. Hồ sơ khai nhận di sản thừa kế là đất đai gồm có:
+ Bản sơ yếu lý lịch của người nhận di sản thừa kế;
+ CMND/hộ chiếu, sổ hộ khẩu của người nhận di sản và người để lại di sản;
+ Hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền trong trường hợp thực hiện giao dịch qua người đại diện;
+ Giấy chứng tử của người để lại di sản;
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các tài sản khác gắn liền với đất đứng tên người để lại di sản;
+ Bản di chúc gốc hợp pháp.