Trải qua quá trình thành lập và hoạt động từ 22/09/2009 cho đến nay, Công ty Luật DHLaw đã có những bước phát triển không ngừng về chiều sâu chất lượng dịch vụ trong mọi lĩnh vực tư vấn pháp lý. Chúng tôi đã xây dựng được một hệ thống khách hàng khắp các tỉnh thành trên toàn quốc và tự hào đồng hành, góp phần mang lại những giá trị cho khách hàng từ việc phát hiện, ngăn ngừa và giải quyết những rủi ro pháp lý.
Với tinh thần “Tận tâm với khách hàng, tận tụy với nghề nghiệp” là tôn chỉ nam hành động. DHLaw tự hào về những thành tựu đã đạt được và luôn đặt niềm tin, uy tín đối với khách hàng lên hàng đầu, cam kết mang tới cho khách hàng sự hài lòng tuyệt đối.
DHLaw trân trọng sự tin tưởng, quan tâm của khách hàng và sẽ tiếp tục phấn đấu, phát triển mạnh mẽ hơn, nâng tầm vị thế, uy tín của một công ty luật xứng tầm hàng đầu khu vực.
Trân trọng!
Ông Lê Minh Thái
Tiến sĩ Luật kinh tế, Luật sư
Văn phòng Luật sư và Công ty Luật đều là tổ chức hành nghề Luật sư theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Luật Luật sư. Vì vậy hai tổ chức này cùng có các quyền và nghĩa vụ giống nhau, theo quy định tại Điều 39, 40 luật này, cụ thể:
– Quyền của tổ chức hành nghề Luật sư: Thực hiện dịch vụ pháp lý; nhận thù lao của khách hàng; thành lập chi nhánh, văn phòng giao dịch trong nước; thuê Luật sư Việt Nam, Luật sư nước ngoài và nhân viên làm việc cho tổ chức hành nghề Luật sư; ….
– Nghĩa vụ của tổ chức hành nghề Luật sư: Hoạt động theo đúng lĩnh vực hành nghề ghi trong giấy đăng ký hoạt động; thực hiện đúng với nội dung đã giao kết với khách hàng; …
Thứ nhất, về pháp lý: Văn phòng Luật sư chịu sự điều chỉnh của văn bản quy phạm pháp luật hạn chế hơn so với Công ty Luật. Công ty Luật ngoài chịu sự điều chỉnh của Luật Luật sư còn có Luật Doanh nghiệp, về tên gọi tùy thuộc vào loại hình tổ chức hành nghề mà có các cụm từ bắt buộc đi kèm khác nhau, với sự giám sát chặt chẽ của Sở Tư pháp.
Thứ hai, về cơ cấu: Điều kiện để thành lập Công ty Luật được yêu cầu cao hơn so với Văn phòng Luật sư. Có thể hiểu quy mô của một công ty thường lớn hơn so với một văn phòng, dù trong lĩnh vực nào. Quy mô của Công ty Luật thường được cơ cấu với nhiều phòng ban, với đội ngũ Luật sư, chuyên viên, nhân viên đông đảo.
Thứ ba, về dịch vụ và phạm vi hoạt động: Một Công ty Luật lớn cung cấp đa dạng từ tư vấn pháp lý doanh nghiệp đến đại diện cho khách hàng trong các vụ việc pháp lý. Văn phòng Luật sư thường tập trung vào một số lĩnh vực cụ thể hoặc cung cấp các dịch vụ pháp lý cơ bản. Công ty Luật có thể có sự hiện diện rộng khắp và hoạt động trên quy mô quốc tế. Trong khi đó, Văn Phòng Luật sư thường tập trung vào một khu vực địa phương hoặc có phạm vi hoạt động hạn chế hơn.
Với quy mô lớn, Công ty Luật đa dạng hóa các dịch vụ cũng như chuyên môn đa lĩnh vực. Điều này giúp đảm bảo rằng khách hàng sẽ nhận được sự tư vấn và hỗ trợ pháp lý chính xác, chất lượng, đồng thời có thể tìm ra các giải pháp pháp lý hiệu quả cho vấn đề của khách hàng.
Công ty Luật hoạt động dưới sự giám sát chặt chẽ của Sở Tư pháp, đảm bảo thực thi tuân thủ pháp luật, bảo vệ quyền lợi của khách hàng một cách tốt nhất. Song cũng đảm bảo Công ty Luật duy trì chất lượng dịch vụ và đạo đức nghề nghiệp cao, tuân thủ các nguyên tắc đạo đức và tiêu chuẩn chuyên nghiệp được đề ra bởi cơ quan quản lý.
Đối với Công ty Luật có đội ngũ Luật sư đông đảo, nhiều kinh nghiệm phong phú trong các lĩnh vực pháp lý. Họ đã xử lý nhiều dự án và vụ việc phức tạp, tích luỹ kiến thức và kỹ năng chuyên môn thực tiễn, giúp đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ của mình.
Thứ nhất - Dịch vụ trọn gói:
+ Giá thành hợp lý:
+ Báo giá chi tiết;
+ Không phát sinh.
Thứ hai - Tư vấn đầy đủ
+ Tư vấn đúng, đầy đủ theo quy định pháp luật;
+ Các quy định pháp lý mở rộng có liên quan.
Thứ ba - Soạn thảo hồ sơ chính xác
+ Đầy đủ, nhanh nhẹn, chính xác theo yêu cầu;
+ Giao nhận tân nơi.
Thứ tư - Hỗ trợ trước và sau dịch vụ
+ Khi khách có nhu cầu, thắc mắc về hồ sơ;
+ Tư vấn thủ tục sau khi có kết quả.
Thứ năm - Đúng hẹn
+ Bàn giao kết quả đúng thỏa thuận;
+ Luôn đặt chất lượng lên hàng đầu.