vn us

Tìm hiểu Luật thừa kế đất đai không có di chúc

 Đất đai là tài sản cố định. Vì vậy, Luật thừa kế đất đai không có di chúc được áp dụng theo quy định chung của luật thừa kế tài sản. Tuy nhiên, khi kế  thừa di sản là đất đai cần tuân thủ và tiến hành một số thủ tục bắt buộc để hợp thức hóa việc hưởng di sản thừa kế. Trong trường hợp này pháp luật sẽ phân chia đất đai theo hàng thừa kế. Nội dung cụ thể ra sao, mời bạn xem chi tiết bài viết dưới đây để nắm được quy định của luật nhé !

Luật thừa kế đất đai không có di chúc
Luật thừa kế đất đai không có di chúc năm 2019

 

I. Pháp luật về thừa kế tài sản, đất đai

1.1. Quy định chung

Quyền sử dụng đất được xác định là di sản. Luật thừa kế đất đai sẽ áp dụng với luật thừa kế tài sản của Bộ luật dân sự.  Mục II nghị định số: 02/2004/NQ-HĐTP về thừa kế, tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất là di sản được quy định cụ thể theo các trường hợp sau đây. 

 

 

  •  

  • Trường hợp đất do người chết để lại mà người đó đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003 thì quyền sử dụng đất đó là di sản.

  • Trường hợp đất do người chết để lại mà người đó có một trong các loại giấy quy định tại các Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003, thì kể từ ngày 01/7/2004 quyền sử dụng đất đó cũng là di sản, không phụ thuộc vào thời điểm mở thừa kế.

  • Trường hợp người chết để lại quyền sử dụng đất mà đất đó không có một trong các loại giấy tờ được hướng dẫn tại tiểu mục 1 và tiểu mục 2 mục I này nhưng có di sản là nhà ở, vật kiến trúc khác gắn liền với quyền sử dụng đất đó mà có yêu cầu chia di sản thừa kế, thì cần phân biệt các trường hợp sau:

 Đương sự có văn bản của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng chưa kịp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thì Tòa án giải quyết yêu cầu chia di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất và quyền sử dụng đất đó.

Đương sự không có văn bản của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng có văn bản của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền cho biết rõ là việc sử dụng đất đó không vi phạm quy hoạch và có thể được xem xét để giao quyền sử dụng đất, thì Tòa án giải quyết yêu cầu chia di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất. Đồng thời phải xác định ranh giới, tạm giao quyền sử dụng đất đó cho đương sự để Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền tiến hành các thủ tục giao quyền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đương sự theo quy định của pháp luật về đất đai.

Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền có văn bản cho biết rõ việc sử dụng đất đó là không hợp pháp, di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất không được phép tồn tại trên đất đó, thì Tòa án chỉ giải quyết tranh chấp về di sản là tài sản trên đất đó.

Pháp luật về thừa kế tài sản, đất đai

 

  • Trường hợp người chết để lại quyền sử dụng đất mà đất đó không có một trong các loại giấy tờ quy định tại tiểu mục 1.1, tiểu mục 1.2 mục 1 này và cũng không có di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất được hướng dẫn tại tiểu mục 1.3 mục 1 này, nếu có tranh chấp thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân theo quy định của pháp luật về đất đai.

1.2. Những điểm cần lưu ý về thừa kế đất đai không di chúc

Việc thừa kế đất đai không có di chúc sẽ được phân chia thừa kế theo pháp luật. Bên cạnh đó, những trường hợp dưới đây việc chia thừa kế di sản cũng được pháp luật quy định.

  • Phần di sản còn lại không được định đoạt trong di chúc
  • Phần di sản sản không có hiệu lực pháp luật được để lại trong di chúc
  • Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ từ chối nhận di sản hoặc không có quyền hưởng di sản theo pháp luật.
  • Người được thừa kế di sản chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập ra di chúc
  • Là cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế.

II. Quy định thừa kế đất đai không có di chúc

2.1. Hàng thừa kế thứ nhất

Bao gồm: Vợ, chồng, mẹ đẻ, cha đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người mất.

  • Quan hệ kế thừa giữa vợ với chồng:

+ Quan hệ vợ chồng chỉ chấp nhận khi hai bên có kết hôn hợp pháp.

+ Vợ chồng đã chia tài sản chung trong thời gian hôn nhân nhưng sau đó một người chết thì người còn sống được thừa kế di sản.

+ Vợ chồng ly hôn đã được Tòa án cho ly hôn bằng bản án hoặc chưa có hiệu lực pháp luật mà một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản.

+ Hai người đang là vợ chồng nhưng có một người đã chết sau đó người còn lại kết hôn với người khác vẫn được kế thừa di sản.

+ Trường hợp một người lấy nhiều vợ, nhiều chồng và kết hôn sau không bị Tòa án hủy bằng bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Thì người vợ, người chồng được thừa kế di sản.

  • Quan hệ kế thừa giữa cha mẹ với con đẻ:

+ Pháp luật Quy định Cha đẻ, mẹ đẻ, con đẻ được thừa kế di sản, kể cả luật ở Việt Nam hay luật trên Thế giới.

  • Quan hệ thừa kế giữa cha mẹ nuôi với con nuôi:

+ Gia đình cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi có quan hệ thừa kế di sản với cha nuôi, mẹ nuôi mà không có quan hệ thừa kế với cha đẻ, mẹ đẻ của người nuôi con nuôi và ngược lại.

+ Cha nuôi, mẹ nuôi kết hôn với người khác thì người con nuôi đó không phải là người thừa kế theo hàng kế thừa thứ nhất.

+ Người làm con nuôi vẫn có quan hệ thừa kế với cha đẻ, mẹ đẻ, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh chị em ruột.

  • Quan hệ thừa kế giữa con riêng với mẹ kế, bố dượng:

+ Trường hợp này phải dựa vào mối quan hệ chăm sóc cho nhau, cả hai bên chăm sóc nuôi dưỡng cho nhau như cha con, mẹ con thì được hưởng thừa kế di sản.

2.2. Hàng Thừa Kế Thứ 2

Bao gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột của người chết.

  • Quan hệ thừa kế giữa ông bà với cháu:

+ Nếu cháu ruột chết thì ông bà nội, ông bà ngoại những người sinh ra cha mẹ của cháu được thừa kế di sản và ngược lại.

+ Nếu ông bà chết nhưng cha mẹ cháu không được hưởng kế thừa vì không có quyền hưởng di sản hoặc bị truất quyền….thì cháu ruột của ông bà vẫn không được quyền thừa kế.

Quy định thừa kế đất đai không có di chúc
  • Quan hệ thừa kế giữa anh, chị, em ruột:

+ Anh, chị, em ruột có thể cùng cha mẹ, cùng cha hoặc cùng mẹ. Người còn sống được hưởng thừa kế người đã mất không phân biệt vị thứ.

+ Con nuôi, con đẻ của một người không thuộc hàng thừa kế thứ 2.

+ Người làm con nuôi người khác vẫn được hưởng thừa kế di sản của anh, chị, em ruột và ngược lại.

2.3. Hàng Thừa kế Thứ 3

Bao gồm: Cụ nội, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột, chú ruột.

  • Quan hệ giữa cụ với chắt:

+ Trường hợp cụ nội, cụ ngoại mất không có người thừa kế là con, cháu hoặc có người thừa kế nhưng họ từ chối…thì chắc là người hưởng di sản của cụ.

  • Quan hệ giữa bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chú ruột với cháu ruột:

+ Cháu ruột chết, anh chị em ruột của bố, mẹ thuộc hàng kế thừa thứ 3 hưởng di sản.

=> Quy định về HÀNG KẾ THỪA áp dụng cho tất cả tài sản (di sản). Vậy, Đất đai cũng thuộc một trong những di sản kế thừa, trong trường hợp di sản kế thừa là đất đai nhưng không có di chúc theo pháp luật hàng kế thừa sẽ quy định người kế thừa đất đai.

Khi di chúc được pháp luật công nhận, tham khảo thêm bài viết: luật thừa kế đất đai theo di chúc để biết được thủ tục sang tên đất đai thừa kế.

Công ty luật DHLaw cập nhật một số thông tin về Luật thừa kế đất đai không di chúc, bảo vệ quyền hưởng di sản của người dân. Nếu bạn còn có những câu hỏi khác về luật thừa kế đất đai hay gặp trực tiếp chuyên viên pháp lý tư vấn luật thừa kế tài sản xin liên hệ qua Hotline: 0909 854 850 đội ngũ luật sư giỏi, am hiểu về thừa kế hỗ trợ và tư vấn giúp bạn một cách nhanh nhất.

Xem thêm: >>>  Luật sư tư vấn pháp lý giỏi tại TPHCM <<<

                   >>>  Luật sư tư vấn thừa kế giỏi tại TP.HCM <<<

_________________________________________

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Bộ phận Tư vấn DHLaw.
Add: 185 Nguyễn Văn Thương , Phường 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM. 
Hotline 24/24: 0909 854 850
Email: contact@dhlaw.com.vn

Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng!
Trân trọng./.

 


Tư vấn pháp luật miễn phí

Pháp lý là một trong những lĩnh vực rất phức tạp

Nếu quý khách đang gặp rắc rối nào về pháp lý. Hãy để DHLaw giúp bạn!

Gọi tư vấnGọi tư vấn Yêu cầu gọi lạiYêu cầu dịch vụ
Chat zalo Chat Zalo Liên hệ qua Facebook Messenger Chat viber Chat Viber
Mở Đóng