vn us

Hỏi đáp về tính hợp pháp của di chúc bằng miệng

Hỏi đáp về tính hợp pháp của di chúc bằng miệng


Di chúc có 2 hình thức là di chúc bằng văn bản và di chúc bằng miệng. Trong đó lưu ý, khi thực hiện để lại di chúc bằng miệng thì cần phải đáp ứng một số quy định tại khoản 5 Điều 630 của bộ luật Dân sự 2015 thì di chúc bằng miệng đó mới được công nhận là hợp pháp. Để biết rõ thêm về việc xác định tính hợp pháp của di chúc miệng thì có thể tham khảo trường hợp dưới đây.

Trường hợp:

Ông A đang trong tình trạng ốm nặng và muốn để lại di chúc. Do vấn đề sức khỏe, nên quyết định thực hiện để lại di chúc bằng miệng. Trong di chúc bằng miệng để lại 1/2 tài sản cho vợ là B và con là C, còn 1/2 tài sản còn lại cho bố mẹ già. Tại thời điểm ông A để lại di chúc miệng, gồm vợ và bố mẹ đẻ cùng 1 người hàng xóm làm chứng. Vậy di chúc bằng miệng mà ông A để lại, có hợp pháp hay không?

Giải đáp:

Quy định của luật pháp về di chúc bằng miệng được quy định rõ tại khoản 5 điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015. Nội dung được quy định như sau: "Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng."

Theo như quy định ta thấy cần phải có 2 người làm chứng về việc để lại di chúc bằng miệng. Gia đình của ông A khi này có đến 4 người, tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 5 Điều 630 thì một số người không được làm chứng bao gồm:

  • Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;
  • Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc;
  • Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Vậy trong 4 người làm chứng phải loại người vợ và cha, mẹ đẻ của ông A. Chỉ còn 1 người hàng xóm làm chứng, vậy là không đủ số người theo quy định của khoản 5 điều 630 của Bộ luật dân sự 2015. Chính vì thế di chúc miệng này được xác định là không hợp pháp. 

Mọi thắc mắc khác liên quan đến vấn đề thừa kế di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật. Thì bạn có thể tham khảo tại:  https://dhlaw.com.vn/tu-van-luat-thua-ke-moi-nhat/

Liên hệ ngay để được tư vấn miễn phí!
Liên hệ ngay để được tư vấn miễn phí!

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Bộ phận Tư vấn  DHLaw
Add: Số 185 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Q. Bình Thạnh, TPHCM
Hotline:0939 965 000
Email: contact@dhlaw.com.vn

Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng. Trân trọng./.


Tư vấn pháp luật miễn phí

Pháp lý là một trong những lĩnh vực rất phức tạp

Nếu quý khách đang gặp rắc rối nào về pháp lý. Hãy để DHLaw giúp bạn!

Gọi tư vấnGọi tư vấn Yêu cầu gọi lạiYêu cầu dịch vụ
Chat zalo Chat Zalo Liên hệ qua Facebook Messenger Chat viber Chat Viber
Mở Đóng