vn us

Cha mẹ lập di chúc có cần sự đồng ý của con cái không?

Độc giả gửi câu hỏi nhờ tư vấn như sau: Tôi là cháu đích tôn được ông bà nội thương yêu hết mực, ông nói tôi sẽ là người thờ cúng, hương khói cho ông bà sau này. Nay ông tôi muốn làm di chúc cho tôi thừa kế ngôi nhà và đất của ông đang đứng tên. Ông nhờ công chứng viên đến tận nhà lập và ký chứng thự. Như vậy, việc ông lập di chúc cần sự đồng ý của các con (các cô, các chú tôi) không?, có hợp pháp không? Nếu các cô, các chú tôi đòi chia di sản thì có được không? Tôi xin cảm ơn.

lập di chúc cần sự đồng ý của con cái không?
Giải đáp thắc mắc khi lập di chúc cần sự đồng ý của các con hay là không?

Thông qua nội dung câu hỏi độc giả gửi đến cho chúng tôi, thì việc ông bạn lập di chúc cho bạn thừa kế phần đất và căn nhà đúng quy định nếu phần di sản này thuộc quyền sở hữu của riêng ông cũng như di chúc này đảm bảo tính hợp pháp. Khi đó, ông bạn có thể tự mình lập di chúc mà không cần sự cho phép của bất kỳ ai. Cụ thể sau đây là nội dung tư vấn của Luật sư DHLaw về trường hợp của bạn.

1. Quyền của người lập di chúc

Điều 609 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về quyền của người thừa kế:

Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.

Như vậy, nếu như mảnh đất và căn nhà là tài sản riêng của ông thì ông có quyền lập di chúc để để lại tài sản này cho bất kỳ ai theo ý nguyện của ông mong muốn. Tuy nhiên để di chúc ông bạn lập cần đảm bảo tính hợp pháp.

2. Di sản được phân chia theo di chúc hợp pháp

Điều 630 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về di chúc hợp pháp:

1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;
b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.

Theo quy định trên đây, việc ông bạn làm di chúc cho bạn thừa kế ngôi nhà và đất của ông đang đứng tên là hợp pháp. Hình thức của di chúc cũng theo đúng quy định của pháp luật, do đó các cô, chú của bạn không có quyền yêu cầu chia thừa kế trừ trường hợp có những người được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc theo quy định tại Điều 644 Bộ luật dân sự năm 2015:

1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.

Như vậy, di chúc thể hiện ý chí của cá nhân người để lại tài sản cho người khác trước khi chết. Ông bạn đủ điều kiện để lập di chúc theo quy định, thì có thể tự lập di chúc mà không có sự đồng ý của các con (các cô, chú hay bất kỳ ai). Theo như bạn đề cập thì phần đất và căn nhà là tài sản của riêng người ông nên ông có quyền lập di chúc định đoạt mà không cần phải có sự họp mặt và xin ý kiến của mọi người trong gia đình , cụ thể ở đây là các cô, chú của bạn.

_________________________________________

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Bộ phận Tư vấn DHLaw.
Add: 185 Nguyễn Văn Thương , Phường 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM. 
Hotline 24/24: 0909 854 850
Email: contact@dhlaw.com.vn

Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng!
Trân trọng./.

 


Tư vấn pháp luật miễn phí

Pháp lý là một trong những lĩnh vực rất phức tạp

Nếu quý khách đang gặp rắc rối nào về pháp lý. Hãy để DHLaw giúp bạn!

Gọi tư vấnGọi tư vấn Yêu cầu gọi lạiYêu cầu dịch vụ
Chat zalo Chat Zalo Liên hệ qua Facebook Messenger Chat viber Chat Viber
Mở Đóng