vn us

Bị truất quyền thừa kế theo di chúc có được hưởng di sản

Chào luật sư: Tôi có một câu hỏi thắc mắc về việc truất quyền thừa kế theo di chúc mong được luật sư giải đáp như sau: Vừa qua, bố vợ của tôi mất. Trước lúc mất ông có để lại di chúc truất quyền thừa kế của vợ tôi, và không cho cô ấy hưởng bất cứ tài sản gì. Do trước đây vợ tôi không nghe lời can ngăn của bố khi kết hôn với tôi. Vợ chồng tôi vẫn qua lại thăm bố nhưng ông không nhận con, hai bố con vẫn không hóa giải được mâu thuẫn. Tuy nhiên, ngoài di sản đã phân chia theo di chúc thì bố vợ tôi còn để lại một số tiền trong tài khoản ngân hàng cùng với đất và nhà của ông. Luật sư, cho tôi hỏi đối với phần di sản không ghi trong di chúc này vợ tôi có được hưởng không?

truất quyền thừa kế theo di chúc

Trả lời: Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho Công ty Luật DHLaw. Đối với  thắc mắc của bạn về vấn đề truất quyền thừa kế theo di chúc, chúng tôi được đưa ra tư vấn như sau.

1/ Truất quyền thừa kế theo di chúc là gì

Truất quyền thừa kế theo di chúc là việc người để lại di sản không cho ai đó hưởng di sản của mình mà đáng lẽ người đó được hưởng theo pháp luật. Việc truất quyền thừa kế của một ai đó thường được nêu trong di chúc và không cần nêu rõ lý do là gì. Đây là quyền của người để lại di sản theo điều 626 của Bộ luật dân sự 2015:

Người lập di chúc có quyền sau đây: Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

 

Tham khảo quy định đầy đủ về truất quyền thừa kế tài sản để hiểu rõ các quy định liên quan. 

2/ Người bị truất quyền thừa kế theo di chúc được hưởng phần di sản chia theo pháp luật không?

Theo điều 644 quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc thì: 

1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; 

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động. 

Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.

Theo đó, nếu một người bị truất quyền thừa kế theo di chúc thì họ vẫn được hưởng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật nếu họ là con chưa thành niên hoặc con đã thành niên không có khả năng lao động, cha, mẹ, vợ, chồng của người để lại di sản. 

Tuy nhiên, việc thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc này không áp dụng cho người từ chối nhận di sản hoặc người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật Dân sự 2015. Bên cạnh đó, khoản 3 điều 651 quy định về người thừa kế theo pháp luật có quy định: 

Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Quy định này nêu ra nếu tất cả người thừa kế ở hàng thừa kế trước đều bị truất quyền hưởng di sản, chết hoặc không có quyền hưởng di sản thì người thừa kế ở hàng sau được hưởng thừa kế. 

Theo đó, người bị truất quyền thừa kế không được hưởng thừa kế theo di chúc và pháp luật, trừ trường hợp quy định ở điều 644 Bộ luật Dân sự 2015. Như vậy, vợ bạn chỉ được hưởng thừa kế theo pháp luật nếu vợ bạn là con đã thành niên mất khả năng lao động. Trường hợp này, vợ bạn được hưởng 2/3 một suất thừa kế nếu di sản chia theo pháp luật.

Xem thêm: quy định truất quyền thừa kế theo pháp luật

_________________________________________

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Bộ phận Tư vấn DHLaw.
Add: 185 Nguyễn Văn Thương , Phường 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM. 
Hotline 24/24: 0909 854 850
Email: contact@dhlaw.com.vn

Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng!
Trân trọng./.


Tư vấn pháp luật miễn phí

Pháp lý là một trong những lĩnh vực rất phức tạp

Nếu quý khách đang gặp rắc rối nào về pháp lý. Hãy để DHLaw giúp bạn!

Gọi tư vấnGọi tư vấn Yêu cầu gọi lạiYêu cầu dịch vụ
Chat zalo Chat Zalo Liên hệ qua Facebook Messenger Chat viber Chat Viber
Mở Đóng