Trả lời: Trước tiên cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn cho Công ty Luật DHLaw. Với thắc mắc của bạn, Luật sư chúng tôi xin đưa ra nội dung tư vấn như sau:
Bạn không nói rõ mảnh đất đó là đất giao cho hộ gia đình hay đất do một mình bà của bạn đứng tên. Bạn cũng không nói rõ thời điểm cấp đất nên chúng tôi không thể tư vấn cụ thể. Chúng tôi xin đưa ra 02 trường hợp để tư vấn cho bạn sau đây.
Tham khảo: Nội dung liên quan đến
tranh chấp quyền sử dụng đất hộ gia đình để hiểu thêm các quy định liên quan
Trường hợp nếu đất cấp cho hộ gia đình
Căn cứ vào Khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định:
Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.
Hộ gia đình ở đây theo Luật Đất đai được xác định dựa vào sổ hộ khẩu, nhưng phải là tại thời điểm được nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng, nhận chuyển quyền sử dụng đất.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 102, Điều 202 Bộ luật Dân sự 2015 thì việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình phải thông qua sự qua sự thỏa thuận và đồng ý của tất cả các thành viên trong hộ gia đình.
Đối với việc định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Trường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần được quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 và luật khác có liên quan, trừ trường hợp đó là tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng.
Do đó, nếu là đất giao cho gia đình thì việc tặng cho, cho, chuyển nhượng phải được sự đồng ý của tất cả các thành viên trong gia đình đã thành niên, có đủ năng lực hành vi dân sự tại thời điểm đó.
Nếu là đất được cấp riêng cho bà nội bạn thì bà bạn thực hiện làm thủ tục tặng cho bố bạn và chú bạn. Sau đó đăng ký quyền sử dụng đất tại cơ quan có thẩm quyền.
Trường hợp nếu là đất là di sản thừa kế
Trường hợp này nếu bà bạn muốn để lại quyền thừa kế mảnh đất này cho bố và chứ bạn thì có thể lập di chúc chỉ định việc này.
Tham khảo thêm quy định
Lập di chúc thừa kế đất đai hộ gia đình
Ngược lại nếu bà bạn không thực hiện việc tặng cho hay lập di chúc đối với mảnh đất này. Khi đó, di sản của bà sẽ chia thừa kế theo pháp luật, việc phân chia di sản phải sẻ phải lập biên bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế trong đó có chữ ký đồng ý của các cô bạn.