vn us

Bố tranh chấp đất với bà nội và cô ruột giải quyết thế nào?

Sự phức tạp của sự việc tranh chấp đất đai được thể hiện ở chỗ, nó có thể xảy đến với bất kỳ đối tượng nào, ngay cả với những người thân trong gia đình. Trường hợp bố tranh chấp đất với bà nội và cô ruột mà DHLaw tư vấn dưới đây là một trong những trường hợp phức tạp mà chúng tôi nói tới. Mời bạn đọc tham khảo để rõ hơn về tình tiết tranh chấp cũng như hướng giải quyết trong trường hợp này.

tranh chấp đất đai giữa bố, bà và cô ruột giải quyết thế nào?

Trường hợp cần tư vấn

Xin chào luật sư, tôi tìm kiếm thông tin trên mạng và được biết tới công ty luật DHLaw. Tôi muốn được tư vấn về việc bố tranh chấp đất đai với bà nội và cô ruột thì giải quyết thế nào? Cụ thể, bố tôi được ông bà nội để lại cho thửa đất từ năm 2004, hồ sơ thửa đất và biên lai nộp thuế từ năm 2004 đều mang tên của bố tôi. Đến năm 2007 ông nội tôi mất, năm 2011 bà nội muốn lấy lại mảnh đất này cho cô của tôi vì cô không đi lấy chồng. Nhưng bố tôi không đồng ý vì đã có mâu thuẫn từ trước, từ đó dẫn tới tranh chấp thửa đất này.

Cũng vì tranh chấp nên bố tôi không thể làm thủ tục xin cấp sổ đỏ. Để đòi lại đất, bà và cô của tôi đã kiện lên UBND huyện. Phía huyện giải quyết quyền sử dụng đất thuộc về bố của tôi, ngay sau đó bà và cô chuyển đi nơi khác ở. Tới năm 2015, bố tôi phá dỡ nhà cũ để xây nhà thờ thì bà và cô tiếp tục không đồng ý, đồng thời gửi đơn lên cấp xã, yêu cầu cấp xã giải quyết. Phó chủ tịch xã đã hòa giải nhưng không thành công. Phó chủ tịch xã cũng đình chỉ việc xây dựng của bố tôi nhưng không có văn bản cụ thể, chỉ là qua nói miệng. Trong trường hợp gia đình tôi, tôi muốn hỏi luật sư:

- Bố của tôi có thể tiếp tục xây dựng không, hay cần làm thủ tục gì khác?

- Bố của tôi cần làm gì để tiếp tục sử dụng thửa đất, tranh việc bà và cô có thể nhờ quen biết mà lách luật?

Mong được giải đáp, cảm ơn luật sư!

Luật sư trả lời

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới văn phòng luật sư tranh chấp đất đai DHLaw. Về trường hợp của gia đình bạn, chúng tôi tư vấn như sau.

Về việc xây dựng nhà thờ

Theo như bạn trình bày, UBND cấp huyện đã giải quyết tranh chấp đất đai giữa bố của bạn với bà nội và người cô. Theo bản án thì bố của bạn là người có quyền sử dụng đất với thửa đất tranh chấp. Lúc này bố của bạn có toàn quyền quyết định với thửa đất, kể cả việc dỡ và xây lại nhà thờ.

Tuy nhiên, theo điều 89 luật xây dựng 2014 thì mọi trường hợp xây dựng công trình đều cần phải xin phép trước khi thực hiện, trừ những trường hợp pháp luật quy định miễn Giấy phép xây dựng. Do đó, nếu bố của bạn muốn tiếp tục xây dựng mà không trái với pháp luật thì buộc phải xin phép tại cơ quan có thẩm quyền ở địa phương.

Điều 92 luật xây dựng 2014 quy định:

"Điều 92. Điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến ngoài đô thị

1. Phù hợp với vị trí và tổng mặt bằng của dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản.

2. Đáp ứng điều kiện quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 91 của Luật này."

Khoản 3, 4, 5 Điều 91 Luật xây dựng năm 2014 quy định:

"3. Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thuỷ lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hoá, di tích lịch sử - văn hóa; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh.

4. Thiết kế xây dựng công trình đã được thẩm định, phê duyệt theo quy định tại Điều 82 của Luật này.

5. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng phù hợp với từng loại giấy phép theo quy định tại các điều 95, 96 và 97 của Luật này."

Khoản 2 Điều 95 Luật xây dựng năm 2014 quy định:

"2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến gồm:

a) Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;

b) Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

c) Bản sao quyết định phê duyệt dự án, quyết định đầu tư;

d) Bản vẽ thiết kế xây dựng;

đ) Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức thiết kế, cá nhân là chủ nhiệm, chủ trì thiết kế xây dựng, kèm theo bản sao chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế".

Nếu hồ sơ xin cấp phép xây dựng của bố bạn thỏa mãn các quy định nêu trên, cơ quan chức năng phải có nghĩa vụ tiếp nhận hồ sơ của bố bạn, viết biên nhận và có nghĩa vụ cấp giấy phép xây dựng cho bố bạn trong thời hạn quy định.

- Nếu đã đủ điều kiện được cấp giấy phép xây dựng, mà cơ quan cấp giấy phép xây dựng từ chối cấp với lý do đất đang có tranh chấp là không có cơ sở. Bố bạn có thể làm đơn khiếu nại lên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện để khiếu nại về hành vi này.

- Nếu đã có giấy phép xây dựng theo đúng quy định thì Ủy ban nhân dân xã không được đình chỉ thi công công trình của bố bạn vì đất đó đã được giải quyết dứt điểm bằng một bản án của Tòa án và Quyền sử dụng đất đã thuộc về bố bạn rồi. Nếu ủy ban nhân dân cấp xã vẫn đình chỉ thi công công trình của bố bạn thì bố bạn có thể làm đơn khiếu nại lên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện để khiếu nại về vấn đề này.

Tham khảo bài viết Khiếu nại đất đai để rõ hơn về thủ tục trong trường hợp này.

Vấn đề tránh sự cản trở từ bà và cô ruột

Nếu việc tặng cho mảnh đất đó được tặng cho đúng pháp luật thì bố bạn cần hoàn thiện thủ tục sang tên bất động sản từ tên ông bạn sang tên bố bạn, phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trường hợp ngược lại, mảnh đất được cho không đúng pháp luật như người tặng cho bị lừa dối, ép buộc, không có văn bản tặng cho, hợp đồng tặng cho/giấy tặng cho không có công chứng hoặc chứng thực theo quy định thì bà, bố, cô bạn phải hoàn tất việc chia tài sản chung đó rồi làm thủ tục tách thửa sang tên từng phần của từng người theo quy định của pháp luật.

_________________________________________

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Bộ phận Tư vấn DHLaw.
Add: 185 Nguyễn Văn Thương , Phường 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM. 
Hotline 24/24: 0909 854 850
Email: contact@dhlaw.com.vn

Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng!
Trân trọng./.


Tư vấn pháp luật miễn phí

Pháp lý là một trong những lĩnh vực rất phức tạp

Nếu quý khách đang gặp rắc rối nào về pháp lý. Hãy để DHLaw giúp bạn!

Gọi tư vấnGọi tư vấn Yêu cầu gọi lạiYêu cầu dịch vụ
Chat zalo Chat Zalo Liên hệ qua Facebook Messenger Chat viber Chat Viber
Mở Đóng