vn us

Tư vấn làm thủ tục sang tên sổ đỏ đất thừa kế

Thừa kế quyền sử dụng đất là việc chuyển quyền sử dụng đất từ người chết sang cho người được thừa hưởng. Vậy làm thủ tục sang tên sổ đỏ đất thừa kế như thế nào? Bạn quan tâm có thể tham khảo tư vấn của luật sư qua bài viết dưới đây.

Tư vấn làm thủ tục sang tên sổ đỏ đất thừa kế

1. Cơ sở pháp lý

- Bộ Luật Dân sự 2015;

- Luật Đất đai 2013;

- Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP;

- Nghị định 01/2017/NĐ-CP;

2. Quy định quyền sử dụng đất là di sản thừa kế

Việc xác định quyền sử dụng đất là di sản thừa kế được nêu rõ tại mục II Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP. Nghị quyết này quy định về thừa kế, tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất. Chúng tôi đã có bài viết chia sẻ về vấn đề này. 

Tham khảo Nội dung chi tiết: Quy định Luật thừa kế đất đai 2019

3. Hồ sơ cần có

Người được nhận di sản thừa kế có tên trong di chúc, cần chuẩn hồ sơ làm thủ tục khai nhận tài sản. Tức làm thủ tục sang tên sổ đỏ thừa kế theo di chúc.

Những thủ tục sang tên sổ đỏ thừa kế theo di chúc.

Trường hợp 1: Duy nhất một người nhận thừa kế theo di chúc

Với trường hợp có duy nhất một người hưởng di sản thừa kế, hồ sơ làm thủ tục sang tên sổ đỏ nhận đất thừa kế cần chuẩn bị gồm:

– Giấy khai tử của người để lại di sản;

– Đơn đề nghị đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất (theo mẫu);

– Di chúc hợp pháp;

– Bản án, quyết định giải quyết tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất của TAND có hiệu lực pháp luật;

– Đơn đề nghị của người nhận thừa kế (theo mẫu);

– Giấy chứng nhận QSDĐ hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, khoản 2 và khoản 5 Điều 50 của Luật Đất đai (nếu có);

– Bản sao có chứng thực Sổ hộ khẩu, CMND của người nhận thừa kế;

Trường hợp 2: Nhiều người cùng nhận thừa kế theo di chúc

Với trường hợp có nhiều người cùng hưởng di sản thừa kế, hồ sơ cần chuẩn bị như sau:

– Giấy khai tử của người để lại di sản;

– Đơn đề nghị đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất (theo mẫu);

– Di chúc hợp pháp;

– Bản án, quyết định giải quyết tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất của TAND có hiệu lực pháp luật;

– Đơn đề nghị của người nhận thừa kế (theo mẫu);

– Giấy chứng nhận QSDĐ hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, khoản 2 và khoản 5 Điều 50 của Luật Đất đai (nếu có);

– Bản sao có chứng thực Sổ hộ khẩu, CMND của người nhận thừa kế;

- Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế đã công chứng;

Trong trường hợp một người được những người đồng thừa kế còn lại tặng, cho di sản thừa kế. Nội dung cho, tặng di sản cần được nêu rõ trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.

Trường hợp 3: Trường hợp không có di chúc

Trường hợp không có di chúc

Các giấy tờ cơ bản để làm thủ tục sang tên sổ đỏ nhận đất thừa kế trong trường hợp này gồm:

– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (trường hợp là vợ chồng);

– Bản sơ yếu lý lịch của người nhận di sản thừa kế;

– CMND/hộ chiếu, sổ hộ khẩu của người nhận di sản và người để lại di sản;

– Hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền trong trường hợp thực hiện giao dịch qua người đại diện;

– Giấy chứng tử của người để lại di sản;

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các tài sản khác gắn liền với đất đứng tên người để lại di sản;

4. Thủ tục sang tên sổ đỏ đất thừa kế

Với trường hợp nhận thừa hưởng không có di chúc, Pháp luật quy định rõ theo hàng thừa kế. Bắt đầu từ hàng thừa kế thứ nhất. Nếu hàng thừa kế thứ nhất từ chối hoặc đã mất tại thời điểm mở thừa kế, người hưởng thừa kế được xét đến những hàng tiếp theo. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

Điều 676 Bộ luật dân sự quy định các hàng thừa kế

Hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

Hàng thừa kế thứ hai bao gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.

Hàng thừa kế thứ ba bao gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Tiến hành thủ tục làm sổ đỏ đất thừa kế theo hình thức khai nhận di sản thừa kế dựa trên di chúc (nếu có) hoặc tiến hành khai nhận di sản thừa kế theo quy định của pháp luật. Nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký nhà đất, nơi có tài sản để tiến hành thủ tục.

Trình tự các bước thủ tục làm sổ đỏ thừa kế, gồm ba bước:

  1. Nộp hồ sơ;
  2. Tiếp nhận và xét duyệt hồ sơ;
  3. Nhận kết quả;

Để rõ hơn, bạn hãy tham khảo chuyên mục: Thủ tục sang tên sổ đỏ mới nhất

5. Lệ phí sang tên sổ đỏ đất thừa kế

- Thuế thu nhập cá nhân: 10% giá trị bất động sản được nhận thừa kế.

- Lệ phí trước bạ: 0.5% giá trị bất động sản được nhận thừa kế.

- Các trường hợp không phải nộp thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ:

  • Vợ với chồng;
  • Cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ;
  • Cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi;
  • Cha chồng, mẹ chồng với con dâu;
  • Cha vợ, mẹ vợ với con rể;
  • Ông nội, bà nội với cháu nội;
  • Ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại;
  • Anh, chị, em ruột với nhau.

- Lệ phí địa chính: Mức thu do HĐND cấp tỉnh quyết định.

6. Thời gian giải quyết thủ tục sang tên sổ đỏ thừa kế

- Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ;

- Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 10 ngày.

Lưu ý: Thời gian trên:

  • Không tính các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật;
  • Không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất;
  • Không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định;

Thông tin chi tiết về thời gian làm sổ đỏ, bạn tham khảo thêm tại chuyên mục: Quy định thời gian cấp sổ đỏ.

Trên đây là những thông tin tư vấn của luật sư về thủ tục làm sổ đỏ thừa kế. Nếu còn thắc mắc cần được giải đáp, bạn hãy liên hệ tới công ty luật DHLaw. Luật sư, chuyên viên pháp lý giỏi, giàu kinh nghiệm luôn sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn miễn phí 24/24. Xin cảm ơn!

Xem thêm: >>>  Luật sư tư vấn pháp lý giỏi tại TPHCM <<<

                   >>>  Luật sư tư vấn thừa kế giỏi tại TP.HCM <<<

_________________________________________

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Bộ phận Tư vấn  DHLaw.
Add: 185 Nguyễn Văn Thương , Phường 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM. 
Hotline 24/24: 0909 854 850
Email: contact@dhlaw.com.vn

Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng!
Trân trọng./.

 


Tư vấn pháp luật miễn phí

Pháp lý là một trong những lĩnh vực rất phức tạp

Nếu quý khách đang gặp rắc rối nào về pháp lý. Hãy để DHLaw giúp bạn!

Gọi tư vấnGọi tư vấn Yêu cầu gọi lạiYêu cầu dịch vụ
Chat zalo Chat Zalo Liên hệ qua Facebook Messenger Chat viber Chat Viber
Mở Đóng