vn us

Người giám hộ có được quyền lập di chúc cho người được giám hộ?

Người giám hộ có nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi hợp pháp của những người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự,... Còn đối với trường hợp lập di chúc thì người giám hộ có thể đại diện cho người được giám hộ để lại di chúc được hay không?

Người giám hộ có được quyền lập di chúc cho người được giám hộ hay không?

Xem thêm: >>>  Luật sư tư vấn pháp lý giỏi tại TPHCM <<<

                  >>>  Luật sư tư vấn thừa kế giỏi tại TP.HCM <<<

Câu hỏi:

Cháu trai của tôi bị mất cả cha lẫn mẹ trong 1 lần tai nạn, tôi là bác của cậu bé đã trở thành người giám hộ hợp pháp (đã được UBND xác nhận). Năm nay, cháu vừa tròn 16 tuổi và bị tai nạn, lúc mê man thì cháu nói bác viết di chúc cho cháu và để lại toàn bộ tài sản cho bác. Theo như ý kiến của bác sĩ là tình hình của cháu tôi rất là nguy kịch và có thể không qua khỏi. Luật sư cho tôi hỏi là tôi có thể thay cháu viết di chúc được hay không? Việc cháu nói có rất nhiều người chứng kiến, như vậy có giá trị pháp lý hay không?

Trả lời:

Theo khoản 1 Điều 46 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc được quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này (sau đây gọi chung là người giám hộ) để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (sau đây gọi chung là người được giám hộ).

Theo Điều 624 Bộ Luật dân sự năm 2015 quy định về di chúc như sau:

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

Theo khoản 2 Điều 625 Bộ Luật dân sự năm 2015 quy định người lập di chúc

2. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

Theo khoản1,  2 Điều 630 Bộ Luật dân sự quy định về di chúc hợp pháp như sau:

1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

Như vậy, di chúc là thể hiện ý chí cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho  người khác sau khi chết. Di chúc phải do chính cá nhân lập, bạn là người giám hộ nên không có quyền lập di chúc. Người giám hộ chỉ có quyền thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho cháu.

Cháu bạn đã 16 tuổi có quyền lập di chúc nhưng phải bằng văn bản phải lập bằng văn bản và được người giám hộ đồng ý. Vì vậy việc cháu bác nói để cho bác thừa kế  toàn bộ tài sản cho bác không có giá trị pháp lý.

_

Liên hệ ngay để được tư vấn miễn phí!
Liên hệ ngay để được tư vấn miễn phí!

________________________________________

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Bộ phận Tư vấn DHLaw.
Add: 185 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM. 
Hotline 24/24: 0939 965 000
Email: contact@dhlaw.com.vn

Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng!
Trân trọng./.


Tư vấn pháp luật miễn phí

Pháp lý là một trong những lĩnh vực rất phức tạp

Nếu quý khách đang gặp rắc rối nào về pháp lý. Hãy để DHLaw giúp bạn!

Gọi tư vấnGọi tư vấn Yêu cầu gọi lạiYêu cầu dịch vụ
Chat zalo Chat Zalo Liên hệ qua Facebook Messenger Chat viber Chat Viber
Mở Đóng