vn us

Tại sao cha mẹ được quyền hưởng di sản thừa kế của con?

Hỏi: Xin chào luật sư tại công ty luật DHLaw! Em mới đọc tài liệu pháp luật thừa kế trong cuốn Bộ luật dân sự 2015 tại thư viện của trường. Do sắp tới kỳ thi nên em cần tìm hiểu tài liệu để có thêm kiến thức và làm bài thi tốt hơn. Tuy nhiên em có một chút thắc mắc mong luật sư giải đáp giúp em, tại sao cha mẹ được quyền thừa kế tài sản của con cái đã chết để lại vậy ạ? Trong điều luật chỉ quy định về hàng thừa kế nhưng không nói rõ lý tại sao pháp lại quy định như vậy. Em rất mong luật sư giải đáp cụ thể giúp em. Em xin chân thành cảm ơn! (Anh Tú – Q. Bình Thạnh)

DHLaw tư vấn quyền thừa kế tài sản của cha mẹ
Quyền hưởng thừa kế của cha mẹ từ con cái

Đáp: Bạn Anh Tú thân mến!

Chúng tôi rất vui vì bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi của mình đến cho chuyên mục HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT của văn phòng luật sư giỏi DHLaw. Với thắc mắc trên của bạn chúng tôi xin được giải đáp cụ thể như sau:

Quyền hưởng di sản thừa kế của cha mẹ

Trước hết chưa nói đến yếu tố pháp luật, chúng ta nên nhìn nhận vấn đề một cách nhân văn hơn. Từ xưa đến nay, ông cha ta luôn nhấn mạnh công lao của cha mẹ, các bậc sinh thành đã vất vả nuôi dưỡng ta khôn lớn, đó là lý do họ ví von “Công cha như núi Thái Sơn – Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.

Cha mẹ không chỉ có công mang nặng đẻ đau mà họ còn hy sinh rất nhiều vì con cái, làm lụng vất vả và luôn lo lắng, suy nghĩ cho tương lai của con mình. Tình cha, nghĩa mẹ là bao la rộng lớn, do đó việc con cái phải hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ và cho cha mẹ nhiều của cải là điều đương nhiên.

Pháp luật thừa kế Việt Nam ra đời căn cứ trên đạo lý quý báu mà ông bà xưa để lại, do đó, việc quy định cha mẹ phải được hưởng thừa kế của con cái là hợp lý hợp tình, mang tính nhân văn sâu sắc.

Điều 651 (Bộ luật dân sự năm 2015) Người thừa kế theo pháp luật quy định:

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Như vậy có thể thấy quyền thừa kế của cha mẹ được đặt lên hàng đầu. Mọi tài sản, của cải vật chất mà con cái chết đi để lại sẽ được ưu tiên phân chia cho cha mẹ và những người được hưởng thừa kế cùng hàng.

Những quyền loại khác của cha mẹ trong pháp luật thừa kế

Ngoài quyền hưởng tài sản thừa kế do con cái để lại, thì cha mẹ cũng có nhiều quyền lợi và nghĩa vụ khác được quy định trong pháp luật thừa kế như:

Theo quy định tại Điều 626, Bộ luật Dân sự 2015 thì người lập di chúc (cha/mẹ, con cái) có quyền sau đây:

1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;

2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;

3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;

4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;

5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

Đồng thời những ai xâm hại đến cha mẹ, ép buộc, ngược đãi cha mẹ để chiếm đoạt tài sản cũng sẽ bị pháp luật nghiêm trị và bị tước đoạt quyền thừa kế theo quy định, cụ thể:

Theo quy định tại Điều 643 Bộ luật Dân sự, những người sau đây không được quyền hưởng di sản thừa kế:

a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Trên đây là những thông tin hữu ích về quyền thừa kế tài sản của cha mẹ. Nếu như bạn Anh Tú còn có điều gì băn khoăn cần giải đáp thì cứ mạnh dạn liên hệ trực tiếp đến Hotline: 0909 854 850 hoặc đến địa chỉ văn phòng luật sư giỏi ở TPHCM tại Số 185 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Q. Bình Thạnh, TPHCM để được luật sư tư vấn cụ thể. 

_________________________________________

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Bộ phận Tư vấn DHLaw.
Add: 185 Nguyễn Văn Thương , Phường 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM. 
Hotline 24/24: 0909 854 850
Email: contact@dhlaw.com.vn

Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng!
Trân trọng./.

 


Tư vấn pháp luật miễn phí

Pháp lý là một trong những lĩnh vực rất phức tạp

Nếu quý khách đang gặp rắc rối nào về pháp lý. Hãy để DHLaw giúp bạn!

Gọi tư vấnGọi tư vấn Yêu cầu gọi lạiYêu cầu dịch vụ
Chat zalo Chat Zalo Liên hệ qua Facebook Messenger Chat viber Chat Viber
Mở Đóng