vn us

Người thừa kế chết trước người để lại di sản chia thừa kế thế nào?

nguoi thua ke chet truoc nguoi de lai di san

 

Độc giả gửi thắc mắc liên quan đến quy định chia thừa kế theo pháp luật khi người thừa kế chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản với nội dung như sau:

Kính gửi công ty Luật DHLaw. Gia đình chúng tôi có 3 anh em, đã lập gia đình, bố chúng tôi đã mất nhiều năm trước đây. Bố mất để lại di chúc căn nhà mà bố mẹ ở cho chú út (khi đó chưa lập gia đình), tôi và anh hai đã lập gia đình và có nhà riêng. Bên cạnh đó, di chúc của bố cũng đề cập đến việc giao lại quyền quản lý toàn bộ số tiền tiết kiệm cho mẹ tôi để chi tiêu dưỡng già. Vừa rồi mẹ, chúng tôi đau yếu nhiều ngày liền và đột ngột qua đời mà không có di chúc về số tiền tiết kiệm mà mẹ gửi (khoảng gần 5 tỷ đồng). Vì trước đó chú út đã qua đời vì tai nạn giao thông, chú đã có vợ và con và đang sống ở căn nhà mà bố tôi di chúc lại. Vậy Luật sư tư vấn giúp tôi là số tiền tiết kiệm đó của mẹ tôi chia như thế nào, tôi và anh hai có được hưởng toàn bộ số tiền tiết kiệm đó không? Mong nhận được tư vấn từ các Luật sư, tôi xin cảm ơn!

Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho Luật DHlaw, theo nội dung anh gửi đến chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Bố anh mất đã đã lập di chúc để lại căn nhà cho chú út, thì căn nhà đó là tài sản thừa kế của chú ấy thuộc quyền sở hữu riêng và không tính chung vào di sản thừa kế của mẹ anh khi bà ấy qua đời.

Do mẹ anh mất không để lại di chúc nên phần di sản của bà sẽ được chia theo pháp luật.

Căn cứ điều 651 Bộ luật dân sự 2015, quy định về người thừa kế theo pháp luật:

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Theo đó, 03 ba anh em của anh (bao gồm cả chú út) đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Nên được hưởng một phần di sản bằng nhau trong khoản tiền tiết kiệm mà mẹ anh để lại.

Tuy nhiên chú út đã qua đời, nên phần thừa kế của chú ấy sẽ được chia cho những người con của chú ấy dựa theo quy định tại Điều 652 về thừa kế thế vị:

Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

Như vậy, di sản thừa kế là số tiền tiền kiệm của mẹ anh sẽ được chia đều cho 03 anh em, chú út đã chết thì những người con của chú ấy sẽ được thừa kế thế vị phần di sản đó. Anh và anh hai của anh không được quyền hưởng trọn khoản tiền tiết kiệm này vì vi phạm quy định về thừa kế theo pháp luật, những người con của chú út có quyền khởi kiện đòi quyền thừa kế thế vị của mình.

Trên đây là phần tư vấn về quy định chia thừa kế khi người thừa kế chết trước người để lại di sản mà anh gửi đến cho Luật DHLaw. Hy vọng, nội dung tư vấn trên đây phần nào giúp anh nắm bắt được những quy định và có được hướng giải quyết cho vấn đề mà mình đang gặp phải. Nếu cần tư vấn thêm vui lòng liên hệ  trực tiếp với Luật sư qua Hotline: 0909854850 để được hỗ trợ một cách nhanh nhất.

_________________________________________

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Bộ phận Tư vấn DHLaw.
Add: 185 Nguyễn Văn Thương , Phường 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM. 
Hotline 24/24: 0909 854 850
Email: contact@dhlaw.com.vn

Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng!
Trân trọng./.


Tư vấn pháp luật miễn phí

Pháp lý là một trong những lĩnh vực rất phức tạp

Nếu quý khách đang gặp rắc rối nào về pháp lý. Hãy để DHLaw giúp bạn!

Gọi tư vấnGọi tư vấn Yêu cầu gọi lạiYêu cầu dịch vụ
Chat zalo Chat Zalo Liên hệ qua Facebook Messenger Chat viber Chat Viber
Mở Đóng