vn us

Đã ly hôn vợ chồng có phải trả nợ chung nữa không?

Đã ly hôn vợ chồng có phải trả nợ chung nữa không?


Đề tài nợ chung, nợ riêng luôn được rất nhiều cặp vợ chồng quan tâm, đặc biệt là khi hai bên có quyết định ly hôn. Vậy nếu đã ly hôn vợ chồng có phải trả nợ chung nữa không?

Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có phải cùng nhau trả nợ?

Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định tại Điều 37 như sau:

Vợ chồng có nghĩa vụ sẽ cùng nhau trả nợ chung nếu việc vay nợ đó xảy ra trong thời kỳ hôn nhân. Do đó,

"1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;

2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;

3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;

4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;

5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;

6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan."

Ngoài ra, Điều 27 của Luật này cũng quy định, với các nghĩa vụ trên thì vợ hoặc chồng phải chịu trách nhiệm liên đới. Đồng thời cũng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với các giao dịch của một bên thực hiện nếu:

"1. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 30 hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các điều 24, 25 và 26 của Luật này.

2. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của Luật này."

Tuy nhiên không phải mọi khoản nợ phát sinh trong thời kỳ hôn nhân đều là nợ chung của vợ, chồng. Do đó, hai bên cần phải căn cứ vào mục đích sử dụng khoản tiền vay đó để xác định đó là nợ chung hay nợ riêng và vợ chồng có phải cùng nhau trả hay không.

Đã ly hôn, vợ chồng có phải cùng nhau trả nợ nữa không?

Để biết được sau khi ly hôn vợ, chồng có phải cùng nhau trả nợ hay không thì cần phải xác định mục đích của việc vay nợ trong thời kỳ hôn nhân. Hiển nhiên, nếu đó là nợ riêng thì sau khi ly hôn nợ người nào người đó có trách nhiệm phải trả.

Tuy nhiên, nếu đó là món nợ chung trong thời kỳ hôn nhân thì làm như thế nào? Sau khi ly hôn thì vợ, chồng có nghĩa vụ phải trả cùng nhau nữa không?

Đối với trường hợp này, Luật hôn nhân gia đình cũng đã quy định rất cụ thể tại Điều 60 như sau:

“Quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn, trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác.”

Do đó, nếu như sau khi ly hôn mà hai vợ, chồng vẫn còn món nợ chung thì bắt buộc cả hai phải cùng thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp ngoại lệ, chẳng hạn:

- Vợ chồng cùng nhau tự thỏa thuận hoặc thỏa thuận với người thứ ba;

- Do Tòa án quyết định nếu như hia bên không thỏa thuận được với nhau. Do đó, trong đơn ly hôn một trong hai người có thể yêu cầu Tòa án phân chia cụ thể trong bản án về trách nhiệm cần phải trả món nợ.

Nói tóm lại, nghĩa vụ trả nợ của vợ chồng sau ly hôn còn tùy thuộc vào sự thỏa thuận của vợ chồng và người có quyền, lợi ích liên quan. Nếu thỏa thuận được thì sẽ thực hiện theo thỏa thuận, nếu không thì có thể nhờ Tòa án định đoạt.

Trên đây là nội dung tư vấn cho vấn đề đã ly hôn vợ chồng có phải trả nợ chung nữa không? Hy vọng bài viết sẽ cung cấp một vài thông tin bổ ích đến bạn đọc có nhu cầu. Nếu còn bất cứ vường mắc nào thì bạn đọc có thể liên hệ với đội ngũ luật sư DHLaw để được tư vấn hôn nhân cụ thể, chi tiết hơn.

Liên hệ Luật sư nhận tư vấn miễn phí

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Bộ phận Tư vấn DHLaw.
Add: 185 Nguyễn Văn Thương , Phường 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM. 
Hotline 24/24: 0909 854 850
Email: contact@dhlaw.com.vn

Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng!
Trân trọng./.

 

 


Tư vấn pháp luật miễn phí

Pháp lý là một trong những lĩnh vực rất phức tạp

Nếu quý khách đang gặp rắc rối nào về pháp lý. Hãy để DHLaw giúp bạn!

Gọi tư vấnGọi tư vấn Yêu cầu gọi lạiYêu cầu dịch vụ
Chat zalo Chat Zalo Liên hệ qua Facebook Messenger Chat viber Chat Viber
Mở Đóng