vn us

Có được tự ý tháo dỡ trên phần đất bị hàng xóm lấn chiếm?

Đối với hành vi lấn chiếm đất của hàng xóm, người chủ sở hữu đất không nên tự ý tháo dỡ công trình trên phần đất bị lấn chiếm. Thay vào đó, hãy báo cáo hành vi lấn chiếm của người hàng xóm tới cơ quan thẩm quyền và yêu cầu cơ quan này đứng ra giải quyết. Bạn tham khảo nội dung tư vấn qua phần trả lời câu hỏi: Có được tự ý tháo dỡ trên phần đất bị hàng xóm lấn chiếm? ở bên dưới để được rõ hơn về vấn đề này.

 

tự ý tháo dỡ trên phần đất bị lấn chiếm

 

1./ Câu hỏi cần tư vấn

Chào luật sư DHLaw, tôi có một vấn đề cần hỏi về tranh chấp đất đai, mong được luật sư giải đáp giúp. Năm 2015, tôi mua một thửa đất của ông A, giấy tờ đầy đủ và hợp pháp. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, ông B là hàng xóm cũng mua đất giáp ranh từ ông A, ông B đã lấn chiếm một phần đất của tôi và giăng dây làm rào chắn. Tôi đã báo việc này lên chính quyền địa phương và được UBND mời cả hai lên làm việc. Theo sổ đỏ và bản đồ địa chính thì trên sổ đỏ của tôi đúng theo bản đồ lưu tại cơ quan địa chính, nhưng ông B không trả lại phần đất lấn chiếm với lý do, ông A đã bàn giao đất không đúng. Tôi muốn hỏi, trong trường hợp này tôi có được tháo dỡ công trình ở phần đất bị hàng xóm lấn chiếm hay không? Nếu không thì tôi cần phải làm gì? Cảm ơn luật sư.

 

2./ Luật sư trả lời

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới chuyên mục đỏi đáp luật đất đai của DHLaw. Trường hợp của bạn, luật sư tư vấn như sau.

Với những thông tin bạn cung cấp, trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và bản đồ địa chính ghi nhận phần đất ông B lấn chiếm thuộc quyền sử dụng hợp pháp của bạn. Dựa vào cơ sở này, bạn có thể yêu cầu UBND xã nơi có đất tiến hành hòa giải tranh chấp đất đai đối với phần đất mà ông B lấn chiếm. Trong quá trình hòa giải, bạn yêu cầu ông B gỡ phần giăng dây, khôi phục lại tình trạng ban đầu và trả lại đất đã lấn chiếm cho bạn. Nếu bạn tự ý tháo dỡ các công trình trên đất của ông B mà không thông qua hòa giải và gây thiệt hại thì có thể bạn sẽ phải bồi thường theo quy định của pháp luật dân sự.

Thông tin thêm đến bạn, Việc ông A chuyển nhượng đất không đúng cho ông B sẽ là quá trình giải quyết của ông A và ông B về sau. Hành vi lấn chiếm đất đó có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 10 Nghị định 102/2014/NĐ-CP:

Điều 10. Lấn, chiếm đất

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất ở.

4. Hành vi lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định tại Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở; trong lĩnh vực về giao thông đường bộ và đường sắt; trong lĩnh vực về văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; trong lĩnh vực về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão và trong các lĩnh vực chuyên ngành khác.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này;

b) Buộc trả lại đất đã lấn, chiếm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này.

 

_________________________________________

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Bộ phận Tư vấn DHLaw.
Add: 185 Nguyễn Văn Thương , Phường 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM. 
Hotline 24/24: 0909 854 850
Email: contact@dhlaw.com.vn

Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng!
Trân trọng./.


Tư vấn pháp luật miễn phí

Pháp lý là một trong những lĩnh vực rất phức tạp

Nếu quý khách đang gặp rắc rối nào về pháp lý. Hãy để DHLaw giúp bạn!

Gọi tư vấnGọi tư vấn Yêu cầu gọi lạiYêu cầu dịch vụ
Chat zalo Chat Zalo Liên hệ qua Facebook Messenger Chat viber Chat Viber
Mở Đóng