Đất đai là tài sản thừa kế rất phổ biến tại Việt Nam. Nhưng rất nhiều trường hợp người ở hữu loại di sản này lại không có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu. Vậy, khi đó việc
thừa kế đối đất đai không có GCNQSDĐ có thực hiện được không? Cùng
DHLaw tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây
1/ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) là gì?
Theo Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định:
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.
Như vậy có thể, GCNQSDĐ là giấy tờ rất quan trọng, là căn cứ để bảo vệ quyền và xác định nghĩa vụ của người chủ sở hữu trong các quan hệ giao dịch.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) là gì?
Trường hợp đất đai không có GCNQSDĐ (chưa có sổ đỏ) thì rất khó khăn để chứng minh quyền sở hữu cũng như làm căn cứ để bảo vệ quyền lợi, xác định nghĩa vụ và sẽ chịu nhiều thiệt thòi về đất trong việc hạn chế các giao dịch chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế hay thế chấp, đền bù khi thu hồi đất,…
Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Đối với di sản
thừa kế là quyền sử dụng đất, bên cạnh tuân theo các quy định của BLDS 2015 về thừa kế thì còn phải tuân thủ theo các quy định của luật đất đai.
Cá nhân được quyền để lại thừa kế là quyền sử dụng đất khi có GCNQSDĐ hoặc đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ (theo Điều 188 Luật Đất đai 2013). Bên cạnh đó, thửa đất được để lại thừa kế cũng phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Đất không có tranh chấp
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án
- Trong thời hạn sử dụng đất
Đối với đất chưa có GCNQSDĐ nếu đáp ứng một trong các điều kiện sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Khoản 1 Điều 100 Luật Đất đai 2013 quy định hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ thuộc điều khoản này thì được cấp GCNQSDĐ (đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận)
Nếu đất không có GCNQSDĐ có được thừa kế không?
Ngoài ra theo nếu người sử dụng đất không có các loại giấy tờ được quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 nhưng có các giấy tờ được quy định tại Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP cũng được cấp GCNQSDĐ.
Như vậy, nếu người sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ thuộc khoản 1 Điều 100 Luật Đất đai 2013 hoặc thuộc Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và đất đáp ứng điều kiện thừa kế thì có quyền lập di chúc để định đoạt thửa đất đó cho người thừa kế.
3/ Tư vấn đất không có sổ đỏ chia thừa kế thế nào?
Hỏi:Chú tôi có 04 người con, 3 trai và 1 gái. Vợ chồng đã mất nhiều năm nay, khi mất không để lại di chúc. Tài sản của vợ chồng chú chỉ có mảnh đất 400m2. Miếng đất này là của ông bà nội để lại cho chú nên không có sổ đỏ. Hiện miếng đất người con út của chú đang ở. Các em tôi đã lập gia đình và có cơ ngơi riêng nên có nguyện vọng cho người em út ở trông nom thờ cúng sau này. Xin luật sư cho biết chúng tôi cần tiến hành thủ tục giấy tờ gì để người em út được toàn quyền sử dụng miếng đất này xin cám ơn Luật sư.
Trả lời: Đối với quy định chia di sản thừa kế khi không có di chúc của người để lại di sản độc giả có thể tham khảo: Cách chia di sản
thừa kế khi không có di chúc để hiểu rõ.
Theo thông tin bạn cung cấp thì mảnh đất có nguồn gốc là của ông bà nội. Khi ông bà nội mất không để lại di chúc, mảnh đất do vợ chồng người chú trực tiếp quản lý và sử dụng. Sau đó, vợ chồng người chú này cũng đã mất nhiều năm và hiện tại mảnh đất do người em út quản lý và sử dụng.
Đất không có sổ đỏ chia thừa kế thế nào?
Trường hợp thì mảnh đất là di sản thừa kế do ông bà nội để lại. Theo Điểm a Khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 thì:
Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
Ông bà nội bạn đã mất thì mảnh đất sẽ được chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông bà (gồm tất cả những người con). Gia đình chú anh, do vợ chồng chú đã mất, nên các con của người chú sẽ được nhận phần di sản mà người cha được hưởng.
Như bạn đề cập, thì các đồng thừa kế đã thỏa thuận được về việc phân chia di sản thừa kế thì có thể làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại Văn phòng công chứng. Theo đó, những người được hưởng thừa kế đối với mảnh đất này sẽ thỏa thuận về việc tặng cho phần di sản của mình cho người em út quản lý và sử dụng.