DHLaw tư vấn thừa kế tài sản không có di chúcchuyên nghiệp, uy tín, chất lượng. Ngày nay, những vấn đề liên quan đến tài sản thừa kế được nhiều người quan tâm. Hôm nay,
DHLaw sẽ cung cấp một số thông tin pháp luật bổ ích về thừa kế tài sản đến cho quý khách hàng. Những thông tin cung cấp từ Luật thừa kế không có di chúc theo pháp luật.
Thừa kế theo pháp luật, là dịch chuyển tài sản của người đã mất cho người còn sống, theo hàng thừa kế do pháp luật quy định, tại Điều 644 Bộ luật dân sự năm 2015.
Có mấy hình thức thừa kế theo pháp luật
Thừa kế được chia thành 2 hình thức: thừa kế tài sản theo di chúc và thừa kế tài sản theo pháp luật. Thừa kế theo di chúc được ưu tiên trước, khi có tranh chấp hoặc người mất không để lại di chúc, thì tiến hành phân chia theo pháp luật.
Quan hệ thừa kế hình thành khi nào?
Quan hệ thừa kế hình thành tại thời điểm người có tài sản chết.
Cách chia thừa kế tài sản khi không có di chúc
Để đảm bảo quyền lợi cũng như quyền thừa kế của các thành viên trong gia đình. Mỗi cá nhân cần nắm rõ kiến thức pháp luật thừa kế mới nhất. Những điểm cần lưu ý trong cách chia tài sản thừa kế không có di chúc bao gồm:
+ Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế thỏa thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản. Thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo thỏa thuận của họ.
+ Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thỏa thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản. Thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung. Những người thừa kế theo pháp luật được xác định theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:
“Hàng thừa kế thứ nhất gồm những ai: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
Hàng thừa kế thứ hai gồm những ai: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết. Cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
Hàng thừa kế thứ ba gồm những ai: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết. Cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết. Hoặc không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”
Các dạng tranh chấp thừa kế khi không có di chúc
Khi không có di chúc, tài sản thừa kế không có chủ sở hữu rõ ràng. Thì rất dễ dẫn đến các tranh chấp tài sản thừa kế giữa những người thân trong gia đình. Các tranh chấp thường gặp bao gồm:
- Tranh chấp giữa những người thừa kế cùng hàng;
- Tranh chấp tài sản thừa kế là đất đai;
- Tranh chấp thừa kế có yếu tố nước ngoài;
- Tranh chấp di sản với người mất tích;
- Tranh chấp quyền quản lý di sản thừa kế;
- Tranh chấp nghĩa vụ tài sản của người thừa kế.
DHLaw chuyên tư vấn thừa kế di sản không có di chúc
Hiện nay có rất nhiều công ty, văn phòng luật sư uy tín tại TPHCM. Trong đó có văn phòng luật sư DHLaw, tọa lạc tại số 103 Nguyễn văn Thương, phường 25, quận Bình Thạnh, TPHCM.
Văn phòng chúng tôi quy tụ đội ngũ chuyên viên pháp lý giỏi, giàu kinh nghiệm. Họ có nhiều năm học tập và rèn luyện các kiến thức pháp luật. Đồng thời trực tiếp tư vấn và xử lý nhiều hồ sơ pháp lý liên quan đến thừa kế tài sản không có di chúc.
Dịch vụ tư vấn thừa kế tài sản không có di chúc bao gồm:
- Tư vấn xác nhận hàng thừa kế theo đúng quy định của pháp luật;
- Tư vấn và giải quyết các tranh chấp do không có di chúc;
Ngoài ra, DHLaw còn nhận tư vấn các dịch vụ khác như: tư vấn luật đất đai, tư vấn soạn thảo hợp đồng, tư vấn ly hôn nhanh, tư vấn thành lập doanh nghiệp.
Trên đây là nội dung về tư vấn thừa kế tài sản không có di chúc mà DHLaw cung cấp. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy vui lòng liên hệ Hotline: 0909 854 850.
Việc thừa kế tài sản khi không có di chúc phụ thuộc hoàn toàn vào quy định cảu pháp luật. Do đó, muốn chủ động phân chia, định đoạt tài sản thì nên tìm hiểu cách lập di chúc hợp pháp để có thể thực hiện được ý nguyện của mình về phân chia di sản thừa kế.