Có rất nhiều cặp vợ chồng muốn ly hôn nhưng lại không thống nhất trong việc phân chia tài sản, điều đó đã làm cho vụ án ly hôn cứ thế mà kéo dài. Theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình khi tài sản không thỏa thuận được ly hôn sẽ chia như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo qua các tình huống sau.
Gọi Hotline: 0909 854 850
Vợ chồng em muốn ly hôn nhưng lại không thể thỏa thuận được về vấn đề chia tài sản, do đó em xin trình bày vấn đề của mình để Luật sư có thể dễ dàng tư vấn cho em:
Chào bạn! Trước tiên, Luật DHLaw cảm ơn bạn đã gửi những câu hỏi mà mình đang thắc mắc về hộp thư của chúng tôi. 03 vấn đề của bạn chúng tôi sẽ tư vấn ngay trong bài viết này. Mời bạn tham khảo qua.
- Căn cứ vào khoản 1 Điều 43 Luật hôn nhân gia đình 2014 thì:
“Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.”
- Theo đó, khoản 1 Điều 44 Luật này cũng quy định:
“Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung.”
Như vậy, căn cứ vào quy định vừa nêu trên thì mảnh đất của bạn dù được bố mẹ cho trong thời kỳ hôn nhân nhưng là cho riêng bạn thì nó được xem là tài sản riêng. Chính vì đây là tài sản riêng nên bạn không phải chia như tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.
Như bạn nói, thì vợ chồng bạn đã xây nhà trên mảnh đất mà ông bà ngoại cho sau khi kết hôn, do đó căn nhà này sẽ được xem là tài sảm chung của vợ chồng. Nếu ly hôn thì căn nhà này sẽ do hai vợ chồng bạn tự thỏa thuận. Trường hợp không thỏa thuận được thì sẽ chia đôi khối tài sản đó và có tính đến công sức đóng góp của các bên. Vì bạn có nói là chồng bạn chỉ đóng góp 200tr nên bạn có thể trình bày ra tòa để tòa cân nhắc xem xét phân chia tài sản.
Bạn có thể tham khảo thêm nguyên tắc phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn.
Vì đây là khoản vay trong thời kỳ hôn nhân và bạn là người đã đứng tên vay khoản nợ đó, nên theo như quy định của pháp luật thì khoản nợ này sẽ được coi là khoản nợ chung cả hai vợ chồng đều phải trả nếu chồng bạn chứng minh được rằng việc kinh doanh đó nhằm đáp ứng như cầu thiết yếu cho cuộc sống gia đình. Nếu không bạn và chồng bạn sẽ đều có nghĩa vụ phải trả khoản vay trên kể cả khi đã ly hôn.
Chi tiết hơn được thể hiện tại Điều 37 Luật hôn nhân gia đình 2014
Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:
"1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;
6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan."
Trên đây là toàn bộ nội dung câu trả lời của chúng tôi về trường hợp của bạn. Hy vọng những gì mà chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn nhanh chóng giải quyết được vấn đề. Còn vấn đề nào thắc mắc, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn luật hôn nhân gia đình miễn phí.
- Địa chỉ: số 185 đường Nguyễn Văn Thương, phường 25, Bình Thạnh, TPHCM
- Hotline: 0909 854 850
- Tell: 028 66 826 954
- Email: contact@dhlaw.com.vn