vn us

Phân biệt phí và lệ phí đăng ký thủ tục hành chính

Phân biệt phí và lệ phí đăng ký thủ tục hành chính


Phí và lệ phí là hai cụm từ được nhắc đến nhiều mỗi khi thực hiện các thủ tục hành chính tại cơ quan Nhà nước. Vậy hai khoản tiền này giống và khác nhau như thế nào? Hãy cùng DHLaw tìm hiểu.

Phí là gì?

Phí là khoản tiền bù đắp, mang tính phục vụ khi cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ công cho cá nhân, tổ chức có nhu cầu sử dụng dịch vụ.

Ví dụ: phí đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam.

Lệ phí là gì?

Lệ phí là khoản tiền được ấn định mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi sử dụng các dịch vụ công được cơ quan nhà nước cung cấp nhằm phục vụ công việc quản lý nhà nước.

Ví dụ: lệ phí công chứng hồ sơ.

Vai trò của phí và lệ phí?

- Vai trò của phí: bù đắp một phần chi phí đã bỏ ra để thực hiện hoạt động cung ứng.

- Vai trò của lệ phí: đáp ứng yêu cầu về quản lý, đảm bảo quyền lợi cho người nộp.

Mức thu cụ thể được xác định như thế nào?

- Phí: khoản tiền nộp phải đảm bảo bù đắp chi phí và tùy thuộc vào chính sách phát triển trong từng thời kỳ.

- Lệ phí: khoản tiền nộp được ấn định. Riêng lệ phí trước bạ được tính bằng tỷ lệ % trên giá trị tài sản.

Tính chất phải có của hai khoản lệ phí và phí?

- Tính chất của phí và lệ phí là phải bảo đảm sự công bằng, minh bạch, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân.

Nơi nào được phép thu phí và lệ phí?

Vì vai trò của phí và lệ phí không giống nhau nên địa điểm thu cũng khác nhau, cụ thể như sau:

- Các địa điểm có thể thu phí gồm: cơ quan nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp, các tổ chức, cá nhân thuộc khu vực tư nhân.

- Riêng lệ phí thì chỉ có cơ quan nhà nước mới được quyền thu.

Hoạt động thu nộp phí diễn ra như thế nào?

- Phí thu từ hoạt động dịch vụ công phải nộp vào Ngân sách Nhà nước. Trường hợp cơ quan tiếp nhận được khoán chi phí thì sau khi khấu trừ các khoản, phần còn dư phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.

- Phí thu do đơn vị sự nghiệp công lập thu sẽ được để lại một phần và số tiền còn lại phải nộp vào Ngân sách Nhà nước hoặc được giữ lại toàn bộ nhằm phục vụ cho nhu cầu chi trả phí hoạt động.

Tùy theo dữ liệu cơ sở dự toán đưa ra mà đơn vị sự nghiệp công lập được quyền giữ một phần hay toàn bộ khoản tiền phí.

Hoạt động thu nộp lệ phí diễn ra như thế nào?

Toàn bộ lệ phí thu được phải nộp đầy đủ vào Ngân sách Nhà nước. Và sau đó, Nhà nước sẽ bố trí lại ngân sách cụ thể cho từng đơn vị theo quy định pháp luật.

Cách quản lý, sử dụng phí và lệ phí ra sao?

  • Cách quản lý và sử dụng phí:

- Phí được quản lý theo quy định pháp luật và được quyết toán thu, chi mỗi năm. Số tiền phí còn lại của năm trước sẽ chuyển sang năm sau phục vụ cho việc chi theo chế độ cụ thể.

- Phí thu được chủ yếu sử dụng cho mục đích trang trải chi phí hoạt động cung cấp dịch vụ và nộp Ngân sách Nhà nước.

  • Cách quản lý và sử dụng lệ phí:

- Đối với lệ phí thì không có quy định cụ thể.

Có mấy nhóm phí và lệ phí theo quy định?

- Đối với phí thì hiện có 13 nhóm và 89 loại.

- Đối với lệ phí thì hiện có 5 nhóm và 64 loại.

Trường hợp nào được miễn giảm phí và lệ phí?

Những trường hợp được miễn, giảm phí và lệ phí bao gồm:

- Trẻ em, hộ nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật.

- Người có công với cách mạng.

- Đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện đặc biệt khó khăn...

Sau khi xem qua những thông tin trên, nếu Quý khách cần tư vấn hãy liên hệ ngay Công ty Luật DHLaw chuyên cung cấp các dịch vụ pháp lý liên quan đến: Thừa kế; Đất đai; Doanh nghiệp; Hôn nhân - Gia đình;.... để được hỗ trợ.

Xem thêm:

        >> Quy định về việc đặt trụ sở kinh doanh

        >> Dịch vụ thành lập doanh nghiệp

—————————————

Liên hệ tư vấn miễn phí
Liên hệ tư vấn miễn phí

————————————–

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Bộ phận Tư vấn DHLaw
Add: 185 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM.
Hotline 24/24:  0909 854 850
Email: contact@dhlaw.com.vn

Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng!
Trân trọng./.


Tư vấn pháp luật miễn phí

Pháp lý là một trong những lĩnh vực rất phức tạp

Nếu quý khách đang gặp rắc rối nào về pháp lý. Hãy để DHLaw giúp bạn!

Gọi tư vấnGọi tư vấn Yêu cầu gọi lạiYêu cầu dịch vụ
Chat zalo Chat Zalo Liên hệ qua Facebook Messenger Chat viber Chat Viber
Mở Đóng