vn us

Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Thực tế trong cuộc sống có rất nhiều trường hợp mà có thể gây thiệt hại cho người khác. Khi đã gây thiệt hại thì bắt buộc phải có trách nhiệm bồi thường. Người bị gây thiệt hại có quyền yêu cầu người gây thiệt hại phải khắc phục hậu quả. Nhưng không phải khi nào mà cả 2 bên cũng có thể đưa ra thống nhất về mức bồi thường. Chính về thế mà thường xuyên xảy ra tranh chấp về bồi thường ngoài hợp đồng. Để giải quyết vấn đề này thì bạn có thể tham khảo ý kiến của luật DHLaw để giải đáp được thắc mắc của bạn.

Understand Who's at Fault in a Car Accident | AllstateKhi nào thì cần phải thực hiện bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:

- Phải có thiệt hại xảy ra: Thiệt hại ở đây bao gồm cà về mặt vật chất lẫn tinh thần.

  • Thiệt hại về vật chất: tài sản bị xâm phạm, sức khỏe và tính mạng bị xâm phạm. Thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín.
  • Người bị thiệt hại về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm. Kể cả trường hợp người thân của nạn nhân phải chịu những ảnh hưởng về tinh thần, sức khỏe, tình cảm, uy tín với những người xung quanh. Họ phải được bồi thường bằng một số tiền để giúp bù đắp một phần nào mà họ phải gánh chịu. Thiết kế về tinh thần, uy tín,... của pháp nhân và các chủ thể không có pháp nhân, như là các tổ chức, đoàn thể,... cũng phải được bồi thường một khoản tiền để bù đắp mà đã phải gánh chịu.

- Phải có hành vi trái pháp luật: Hành động vi phạm pháp luật, làm ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, vật chất của cá nhân, tổ chức khác.

- Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật.

- Có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý của người gây thiệt hại

Những trường hợp về tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

  • Sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại.
  • Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường của cá nhân
    • Người từ đủ 18 tuổi trở lên nếu gây thiệt hại thì phải tự bồi thường cho bị hại.
    • Người chưa đủ 15 tuổi khi gây thiệt hại thì cha, mẹ phải có nghĩa vụ bồi thường thay cho con. Nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường thì phải lấy tài sản của con (nếu có) để bồi thường. Trừ người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lý.
    • Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi nếu có gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bù tài sản của mình vào.
    • Đối với người chưa thành niên, mất hành vi dân sự, người khó khăn trong hành vi nhận thức, không làm chủ hành vi của mình thì người giám họ có thể dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường, nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình. Trường hợp người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.
  • Nghĩa vụ chứng minh thiệt hại
    • Khi yêu cầu bồi thường thiệt hại phải nêu rõ từng khoản thiệt hại thực tế đã xảy ra. Các mức bồi thường phải có các giấy chứng từ, biên nhận về các khoảng chi phí đã bỏ ra, ảnh hưởng đến thu nhập của người bị thiệt hại.
    • Người gây thiệt hại cũng có thể yêu cầu giảm mức bồi thường thiệt hại nhưng phải có tài liệu, chứng cứ về khả năng kinh tế. Chứng minh không đủ khả năng để bồi thường toàn bộ thiệt hại.
    • Người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có thể yêu cầu thay đổi mức bồi thường thiệt hại thì phải có đơn xin thay đổi mức bồi thường thiệt hại. Bên cạnh đó, phải kèm theo các tài liệu và giấy tờ liên quan để giúp làm căn cứ để thay đổi mức bồi thường thiệt hại.
    • Người có trách nhiệm về bồi thường thiệt hại có thể chứng minh không có lỗi.
  • Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại
    • Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
Liên hệ tư vấn miễn phí
Liên hệ tư vấn miễn phí

Dịch vụ luật liên quan tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:

Đối với người bị thiệt hại

  • DHLaw sẽ tư vấn các quy định của pháp luật liên quan đến việc bồi thường thiệt hại.
  • Thay mặt người bị hại để thu thập tài liệu, chứng cứ để chứng minh thiệt hại.
  • Giúp người bị hai đưa ra cách thức và phương pháp bồi thường thiệt hại.
  • Sẽ đại diện bạn, nếu có sự thương lượng về bồi thường thiệt hại.
  • Sẽ tiến hành tham gia để bảo vệ quyền lợi của người bị gây thiệt hại nếu có kiện tụng.
  • Hỗ trợ nhiều vấn đề khác nhau liên quan việc tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Đối với người gây thiệt hại

  • Chúng tôi sẽ giúp tư vấn liên quan đến việc bồi thường thiệt hại.
  • Hướng dẫn cho khách hàng việc kiểm tra tài liệu và những chứng cứ phục vụ cho việc bồi thường.
  • Giúp tư vấn cho khách đưa ra phương pháp giải quyết bồi thường thiệt hại
  • Đại diện cho khách hàng quá trình thương lượng bồi thường thiệt hại
  • Nếu có xảy ra kiện tụng thì sẽ đứng ra bào chữa cho người gây thiệt hại.
  • Sẽ hỗ trợ tư vấn về việc tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Việc tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ngày nay xảy ra rất phổ biến. Các bên có thể thương lượng với nhau để có thể đưa ra mức bồi thường phù hợp. Tuy nhiên, nếu các bên không thể giải quyết với nhau được thì lúc này có thể nhờ sự hỗ trợ của pháp lý. Nếu bạn là một người đang có những vướng mắt pháp lý về việc bồi thương thiệt hại. DHLaw sẽ giúp tư vấn một cách chi tiết về pháp luật cho cả bên người gây thiệt hai và người bị thiệt hại. Sử dụng dịch vụ của DHLaw sẽ đảm bảo quyền lợi của bạn khi có xảy ra tranh chấp. 

 

_________________________________________

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Bộ phận Tư vấn DHLaw.
Add: 185 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM. 
Hotline 24/24: 0939 965 000
Email: contact@dhlaw.com.vn

Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng!
Trân trọng./.


Tư vấn pháp luật miễn phí

Pháp lý là một trong những lĩnh vực rất phức tạp

Nếu quý khách đang gặp rắc rối nào về pháp lý. Hãy để DHLaw giúp bạn!

Gọi tư vấnGọi tư vấn Yêu cầu gọi lạiYêu cầu dịch vụ
Chat zalo Chat Zalo Liên hệ qua Facebook Messenger Chat viber Chat Viber
Mở Đóng