Kinh doanh homestay - Một loại hình lưu trú đang mang đến lợi nhuận cao cho nhiều người. Không chỉ các cá nhân tự kinh doanh mà nhiều doanh nghiệp cũng tham gia vào. Tuy nhiên, để kinh doanh tốt thì cần đáp ứng các điều kiện, yêu cầu theo quy định pháp luật. Những quy định đó là gì? Hãy cùng DHLaw tìm hiểu.
Về mặt hình thức thì homestay chỉ mới xuất hiện trong vài năm trở lại đây. Tuy nhiên xét về loại hình kinh doanh thì homestay chính là một dạng dịch vụ lưu trú tương tự như: khách sạn, nhà nghỉ.
Ví dụ: Nhà bạn có 4 phòng ngủ nhưng chỉ có 1 hoặc 2 người ở. Bạn muốn cho thuê để kiếm thêm thu nhập. Bạn có thể dùng phòng dư cho thuê theo tháng hoặc cho khách du lịch thuê ngắn hạn.
Hình thức cho khách du lịch thuê ngắn hạn chính là homestay.
Nhà nước đã đưa ra một số quy định cụ thể cho loại hình kinh doanh homestay tại:
- Mục 4, Chương 6 Luật Du lịch 2005.
- Điều 17, Nghị định số 92/2007/NĐ-CP Luật Du lịch.
- Khoản 1.7 Mục 1 Phần II của Thông tư 88/2008/TT-BVHTTDL.
- Nghị định số 92/2007/NĐ-CP.
Các điều khoản nêu trên quy định rõ như sau:
"Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (homestay) là nơi sinh sống của người sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp trong thời gian cho thuê lưu trú du lịch, có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê lưu trú, có thể có dịch vụ khác theo khả năng đáp ứng của chủ nhà."
Lợi ích của hình thức kinh doanh homestay so với cho thuê dài hạn theo tháng đó là mức thu nhập cao hơn và thời gian điều chỉnh mức giá ngắn hơn. Có thể điều chỉnh theo ngày, giờ hoặc mùa cao hay thấp điểm du lịch.
Đơn giản bởi vì chi phí đầu tư cho homestay thấp hơn chi phí đầu tư kinh doanh khách sạn. Bên cạnh đó, các điều kiện để kinh doanh khách sạn cũng khắt khe hơn.
Theo Điều 49 Luật Du lịch năm 2017, các cá nhân hoặc doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch phải có đủ các điều kiện dưới đây:
- Có Giấy phép đăng ký kinh doanh.
- Đảm bảo các điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm.
- Đảm bảo các điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch.
- Đảm bảo các trang thiết bị tối thiểu đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch.
Khi muốn kinh doanh homestay, nhiều người thắc mắc không biết nên đăng ký kinh doanh dưới hình thức nào thì phù hợp.
Trước hết, bạn cần xem xét về quy mô kinh doanh của mình thuộc dạng gia đình hay công ty. Nếu cá nhân bạn tự kinh doanh quy mô nhỏ thì nên đăng ký theo hình thức hộ kinh doanh cá thể.
Trường hợp bạn muốn thành lập công ty thì chọn hình thức công ty TNHH hoặc hợp danh hay cổ phần... tùy theo quy mô.
Để đăng ký xin cấp phép kinh doanh thì bạn cần đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sau:
- Diện tích phòng: 8m2 đối với phòng đơn; 10m2 đối với phòng đôi; 3m2 đối với phòng tắm;….
- Có thiết bị tiện nghi cơ bản, an toàn.
- Có phương án phòng chống cháy nổ.
- Kê khai bảng giá niêm yết rõ ràng, cụ thể.
- Khai báo tên hộ kinh doanh.
- Số điện thoại + Email liên hệ khi có kết quả.
- Khai báo ngành nghề: Kinh doanh dịch vụ du lịch homestay.
- Kê khai số vốn bỏ ra.
- Kê khai số lao động sử dụng.
- 01 bản chính + 01 bản sao có công chứng gồm: Họ tên, chữ ký và CMND của người thành lập hộ kinh doanh.
Ngoài đăng ký kinh doanh thì bạn còn phải thực hiện các thủ tục đăng ký xếp hạng, đăng ký xin cấp chứng nhận an ninh trật tự, xin cấp chứng nhận Phòng cháy chữa cháy.
Để biết thêm thông tin, hãy liên hệ ngay Công ty Luật DHLaw chuyên cung cấp các dịch vụ pháp lý uy tín liên quan đến: Thừa kế; Đất đai; Doanh nghiệp; Hôn nhân - Gia đình;....
Xem thêm:
>> Toàn bộ Nghị quyết của Quốc hội có hiệu lực từ cuối tháng 7/2019
—————————————————————————–
Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:
Bộ phận Tư vấn DHLaw
Add: 185 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM.
Hotline 24/24:
0909 854 850
Email: contact@dhlaw.com.vn
Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng!
Trân trọng./.