vn us

Ai là người quản lý di sản thừa kế?

Trường hợp nào thì cần người quản lý tài sản thừa kế? Ai là người quản lý di sản thừa kế? Trách nhiệm và nghĩa vụ của người quản lý di sản thừa kế như thế nào? Là những câu hỏi chung của nhiều khách hàng gửi về cho chuyên mục HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT. Các bạn hãy cùng DHLaw tìm lời giải đáp cho những thắc mắc trên qua bài viết dưới đây nhé!

DHLaw tư vấn người quản lý di sản thừa kế
Quy định về người quản lý di sản thừa kế

icon Ai là người quản lý di sản thừa kế?

Pháp luật Việt Nam luôn đề cao quyền con người trong đó có quyền quản lý di sản thừa kế. Việc lập ra quy định cho người quản lý tài sản do người chết để lại sẽ giúp bảo vệ được tài sản. Tránh tranh chấp tài sản cũng như bảo vệ quyền lợi của những người được quyền thừa kế di sản. Tuy nhiên không phải ai cũng được phép tự ý quản lý di sản mà người chết để lại.

Điều 616 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Người quản lý di sản:

Người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc. Hoặc do những người thừa kế thoả thuận cử ra.

Trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản. Thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó. Cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản.

Trường hợp chưa xác định được người thừa kế và di sản chưa có người quản lý. Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì di sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý.

Người quản lý di sản thừa kế có nghĩa vụ gì?

Sau khi tiếp nhận quản lý tài sản, cá nhân phải thực hiện nghĩa vụ của mình theo đúng quy định của pháp luật thừa kế. Tại Điều 617 quy định về  Nghĩa vụ của người quản lý di sản như sau:

Người quản lý di sản quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 616 của Bộ luật này có nghĩa vụ sau đây:

a) Lập danh mục di sản; thu hồi tài sản thuộc di sản của người chết mà người khác đang chiếm hữu. Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

b) Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặc định đoạt tài sản bằng hình thức khác. Nếu không được những người thừa kế đồng ý bằng văn bản;

c) Thông báo về tình trạng di sản cho những người thừa kế;

d) Bồi thường thiệt hại nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại;

đ) Giao lại di sản theo yêu cầu của người thừa kế.

Người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản quy định tại khoản 2 Điều 616 của Bộ luật này có nghĩa vụ sau đây:

a) Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặc định đoạt tài sản bằng hình thức khác;

b) Thông báo về di sản cho những người thừa kế;

c) Bồi thường thiệt hại nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại;

d) Giao lại di sản theo thoả thuận trong hợp đồng với người để lại di sản hoặc theo yêu cầu của người thừa kế.

Quyền của người quản lý di sản thừa kế

Ngoài việc phải thực hiện nghĩa vụ của mình, người quản lý di sản thừa kế cũng sẽ được hưởng một số quyền lợi nhất định. Tại Điều 618 quy định về Quyền của người quản lý di sản:

Người quản lý di sản quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 616 của Bộ luật này có quyền sau đây:

a) Đại diện cho những người thừa kế trong quan hệ với người thứ ba liên quan đến di sản thừa kế;

b) Được hưởng thù lao theo thoả thuận với những người thừa kế;

c) Được thanh toán chi phí bảo quản di sản.

Người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản quy định tại khoản 2 Điều 616 của Bộ luật này có quyền sau đây:

a) Được tiếp tục sử dụng di sản theo thoả thuận trong hợp đồng với người để lại di sản hoặc được sự đồng ý của những người thừa kế;

b) Được hưởng thù lao theo thoả thuận với những người thừa kế;

c) Được thanh toán chi phí bảo quản di sản.

Trường hợp không đạt được thỏa thuận với những người thừa kế về mức thù lao. Thì người quản lý di sản được hưởng một khoản thù lao hợp lý.

Điều 619. Việc thừa kế của những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm

Trường hợp những người có quyền thừa kế di sản của nhau đều chết cùng thời điểm. Hoặc được coi là chết cùng thời điểm do không thể xác định được người nào chết trước. Thì họ không được thừa kế di sản của nhau và di sản của mỗi người do người thừa kế của người đó hưởng. Trừ trường hợp thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 652 của Bộ luật này.

Như vậy người quản lý di sản thừa kế khi được tín nhiệm giao cho trọng trách này phải nghiêm túc thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và quyền hạn của mình.

Trên đây là thông tin hữu ích về người quản lý di sản thừa kế mà DHLaw cung cấp. Để hiểu thêm về cách thức lập di chúc và ngăn chặn kịp thời tranh chấp không đáng có về tài sản. Quý khách nên tham khảo dịch vụ tư vấn tranh chấp quyền thừa kế của DHLaw. Bằng sự chuyên nghiệp và kinh nghiệm tư vấn pháp luật thừa kế lâu năm, chúng tôi cam kết đem lại dịch vụ chất lượng nhất đến cho từng quý khách hàng.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Bộ phận Tư vấn DHLaw
Add: Số 185 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Q. Bình Thạnh, TPHCM
Hotline: 0909 854 850
Email: contact@dhlaw.com.vn

Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng! Trân trọng./.


Tư vấn pháp luật miễn phí

Pháp lý là một trong những lĩnh vực rất phức tạp

Nếu quý khách đang gặp rắc rối nào về pháp lý. Hãy để DHLaw giúp bạn!

Gọi tư vấnGọi tư vấn Yêu cầu gọi lạiYêu cầu dịch vụ
Chat zalo Chat Zalo Liên hệ qua Facebook Messenger Chat viber Chat Viber
Mở Đóng