Như vậy, khi tranh chấp đất đai không có Sổ đỏ xảy ra thì người chủ sử dụng thửa đất vẫn có thể đưa ra một trong các giấy tờ, tài liệu như đã nêu ở trên để chứng minh quyền sử dụng của mình. Tuy nhiên, thực tế hiện nay có không ít các trường hợp tranh chấp đất đai mà đương sự không có giấy tờ, bao gồm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ) và các giấy tờ bên trên. Đối với trường hợp này, luật sư tư vấn đất đai tại DHLaw tư vấn về cách giải quyết như ở dưới. Mời bạn tiếp tục tham khảo.
Khoản 1 Điều 91
Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định việc tranh chấp đất đai khi không có giấy tờ sẽ được giải quyết dựa trên các căn cứ sau.
1. Chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do các bên tranh chấp đất đai đưa ra; Ví dụ như:
- Biên lai thu thuế đất;
- Giấy tờ thuê mướn nhân công đào đất;
- Giấy tờ chứng minh khai thác và hưởng lợi từ đất;
- Người làm chứng (nếu có);
- Một vài giấy tờ khác (nếu có);
2. Thực tế diện tích đất mà các bên tranh chấp đang sử dụng ngoài diện tích đất đang có tranh chấp và bình quân diện tích đất cho một nhân khẩu tại địa phương;
3. Sự phù hợp của hiện trạng sử dụng thửa đất đang có tranh chấp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
4. Chính sách ưu đãi người có công của Nhà nước;
5. Quy định của pháp luật về giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất.
Ngoài các căn cứ giải quyết tranh chấp đất đai không có giấy tờ nêu trên, cơ quan thẩm quyền cũng có thể dựa vào kết quả xác minh thực tế; Biên bản hòa giải; Lời khai của các đương sự; Giấy tờ giao dịch liên quan tới quyền sử dụng đất của các bên; Kết quả giám định,.. nếu có.