Với hơn 10 năm thực hiện hoạt động tư vấn và
giải quyết tranh chấp thừa kế đất đai. DHLaw đã trực tiếp giải quyết thành công các vụ việc tranh chấp thừa kế liên quan đến quyền sử dụng dụng đất. Đảm bảo quyền thừa kế và lợi ích hợp pháp khách hàng, tạo được niềm tin và uy tín trong thời gian qua.
Theo khoản 24 Điều 3 Luật đất đai 2013 thì: Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.
Như vậy, tranh chấp đất đai thừa kế là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ giữa các chủ thể đối với quyền sử dụng đất do người chết để lại thừa kế.
2. Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp quyền sử dụng đất thừa kế
Tranh chấp thừa kế đất đai thường thường xảy ra do các nguyên nhân chủ yếu sau:
- Người có quyền sử dụng đất chết không để lại di chúc
Khi người chết không lập di chúc chỉ định quyền thừa kế đối với di sản là đất đai, đồng thời những người thừa kế theo pháp luật không thỏa thuận được với nhau về việc phân chia di sản thừa kế hoặc không hiểu rõ quy định của pháp luật thừa kế từ đó dẫn đến việc phát sinh tranh chấp.
- Di chúc thừa kế quyền sử dụng đất không hợp pháp
- Người sử dụng đất trước khi chết có lập di chúc thừa kế quyền sử dụng đất nhưng di chúc đó trái pháp luật dẫn đến sự tranh chấp người thừa kế theo di chúc và theo pháp luật
3. Thẩm quyền giải quyền tranh chấp thừa kế đất đai
3.1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì tranh chấp về thừa kế tài sản là tranh chấp về dân sự. Đối với vụ việc này thì Tòa án nhân dân cấp huyện sẽ có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm.
Đồng thời, căn cứ Điểm c Khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì nếu đối tượng trong tranh chấp là bất động sản thì Tòa án cấp quận/huyện nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.
3.2. Điều kiện khởi kiện tranh chấp thừa kế đất đai lên Tòa án
Căn cứ Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NĐ-HĐTP quy định như sau:
- Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp thì được xác định là chưa có đủ điều kiện để khởi kiện.
- Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,... thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.
Căn cứ quy định trên đây, đối với tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.
Có nghĩa là, tranh chấp về thừa kế di sản là đất đai thì không bắt buộc phải hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã trước khi khởi kiện. Vì vậy, khi phát sinh tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất thì chủ thể có quyền khởi kiện ra Tòa án nhân dân để được giải quyết theo thẩm quyền mà không cần phải yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tổ chức hòa giải
4. Tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai
4.1. Tư vấn giải quyết tranh chấp quyền thừa kế đối với đất đã cấp sổ đỏ
Căn cứ theo điều 623 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thời hiệu thừa kế như sau:
Điều 623. Thời hiệu thừa kế
1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;
b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.
2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Như vậy, theo quy định trên thì đối với đất thừa kế đã sang tên quyền sở hữu (sang tên sổ đỏ) thì cần xem xét về thời hiệu khởi kiện chia yêu cầu chia di sản. Cụ thể, thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Khi hết thời hạn trên thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.
4.2. Tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai trong gia đình
- Đối với việc thừa quyền sử dụng đất do bố mẹ để lại sẽ căn cứ vào di chúc của bố mẹ để lại. Nếu di chúc hợp pháp, đất thừa kế sẽ được phân chia theo nội dung của di chúc.
- Trường hợp bố mẹ không để lại di chúc thì đất đai sẽ được phân chia thừa kế theo pháp luật. Căn cứ theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
4.3. Tranh chấp thừa kế đất đai có bắt buộc hòa giải tại Ủy ban xã?
Căn cứ Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP quy định đối với các trường hợp tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất sau đây thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án:
- Tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất;
- Tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất;
- Tranh chấp chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất…
Theo quy định rên đây thì đối với tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất (tranh chấp đất đai thừa kế) thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.
Như vậy, đối với tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất thì không bắt buộc phải hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã/phường/thị trấn trước khi khởi kiện.
5. Hỗ trợ giải quyết tranh chấp nhà đất thừa kế
Công ty Luật DHLaw với hơn 10 năm thực hiện tư vấn và hỗ trợ dịch vụ pháp lý. Với đội ngũ Luật sư đã có kinh nghiệm xử lý nhiều vụ việc. Chúng đã thực hiện hỗ trợ giải quyết tranh chấp đất đai, tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất cho nhiều lượt khách hàng. Ngay khi tiếp nhận yêu cầu tư vấn của khách hàng chúng tôi sẽ thực hiện trình tự:
- Nghiên cứu hồ sơ tài liệu, phân tích chi tiết về vấn đề xảy ra tranh chấp thừa kế;
- Đưa ra các tư vấn pháp lý, phương án giải quyết vụ việc dựa trên nguyên tắc tuân thủ quy định pháp luật và tình lý trong gia đình;
- Đứng ra đại diện cho khách hàng đàm phán, thương lượng, hòa giải với những người thừa kế khác;
- Viết đơn khởi kiện, soạn hồ sơ khởi kiện, thực hiện các thủ tục tố tụng cần thiết;
- Luật sư chuyên trách đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng kể từ thời điểm khởi kiện ra Tòa án đến khi có bản án hay quyết định có hiệu lực;
- Hỗ trợ khách hàng trong quá trình thi hành các quyết định của Tòa án có thẩm quyền tại cơ quan Thi hành án
Với đội ngũ Luật sư chuyên nghiệp và tận tâm chúng tôi cam kết sẽ thực đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng đối với quyền thừa kế di sản của người thân để lại.
Nếu đang vướng mắc bất cứ vấn đề gì liên quan đến việc khiếu nại, tranh chấp thừa kế đất đai, liên hệ ngay với
Luật sư DHLaw để được hỗ trợ tư vấn miễn phí ngay. HOTLINE: 0939 965 000