vn us

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Với mỗi trường hợp tranh chấp đất đai xảy ra, tùy vào đối tượng tranh chấp là cá nhân hay tổ chức,... mà thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai sẽ khác nhau. Cụ thể như thế nào? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của DHLaw.

 

thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

 

1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai các cấp

 - Tranh chấp đất đai là một trong những tranh chấp phổ biến hiện nay. Để được xét xử, giải quyết tranh chấp công bằng, bảo vệ quyền lợi của chính bản thân mình, quý khách hàng phải biết được vị  trí, vai trò và thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai.

 - Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về đất đai được Pháp luật quy định. Cụ thể trong Bộ Luật Đất Đai 2013 đã nêu rõ nội dung quan trọng của nhà nước về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai bao gồm:

  • Tòa án nhân dân;
  • UBND cấp xã / Chủ tịch UBND cấp huyện / tỉnh;
  • Bộ trưởng bộ Tài Nguyên - Môi Trường;

Các cơ quan này sẽ có thẩm quyền giải quyết các vấn đề tranh chấp, bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ cho người sử dụng đất. Cụ thể:

a. Cấp xã

Theo Điều 202 Luật đất đai 2013, thẩm quyền giải quyết đất đai cấp xã như sau:

  • Tiếp nhận đơn tố tụng tranh chấp và tiến hành hòa giải tại cơ sở chính quyền là Ủy ban nhân dân cấp xã;
  • Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác để tiến hành hòa giải giữa hai bên đang xảy ra tranh chấp đất;
  • Lập biên bản kết quả hòa giải; Biên bản này phải có chữ ký của các bên và xác nhận hòa giải thành hoặc không thành của UBND cấp xã;
  • Lưu trữ biên bản hòa giải;
  • Gửi biên bản hòa giải đến đến Phòng tài nguyên và môi trường hoặc Sở tài nguyên môi trường trong trường hợp hòa giải thành và có sự thay đổi hiện trạng ranh giới;

b. Chủ tịch UNBD cấp huyện / tỉnh

 - Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; Khi không đồng ý với quyết định của Chủ tịch UBND cấp huyện, có thể khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án;

 - Chủ tịch UBND cấp tỉnh

  • Giải quyết tranh chấp đất đai khi hộ gia đình, cá nhân không đồng ý với quyết định của Chủ tịch UBND cấp huyện;
  • Giải quyết tranh chấp đất đai khi bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;

c. Tòa án

- Giải quyết tranh chấp đất đai khi hộ gia đình, cá nhân không đồng ý với quyết định của Chủ tịch UBND cấp huyện;

- Giải quyết tranh chấp đất đai khi tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không đồng ý với quyết định của Chủ tịch UBND cấp tỉnh;

d. Bộ tài nguyên và môi trường

Bộ tài nguyên và môi trường giải quyết tranh chấp đất đai khi tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không đồng ý với quyết định của Chủ tịch UBND cấp tỉnh;

 

2. Trình tự giải quyết tranh chấp

 

- Trong thời hạn 45 ngày khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, UBND cấp xã phải có trách nhiệm kiểm tra và tìm hiểu nguyên nhân xảy ra tranh chấp, sau đó UBND cấp xã sẽ tiến hành hòa giải, trường hợp hòa giải thành thì UBND cấp xã lập biên bản xác nhận hòa giải thành.

 - Trường hợp hòa giải không thành các bên tranh chấp có thể nộp đơn khởi kiện lên Tòa án nơi đang có thửa đất cần tranh chấp cùng với những hồ sơ, chứng cứ quyền sử dụng đất nơi đang tranh chấp. Cơ quan thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai sẽ tiến hành hòa giải để hai bên thỏa thuận, nếu thành công thì lập biên bản hòa giải thành.

 - Trường hợp hai bên không đồng ý thỏa thuận thì Tòa án sẽ mở phiên tòa xét xử. Trong quá trình giải quyết các bên tranh chấp nếu không đồng ý việc giải quyết có thể khuyến cáo theo trình tự phúc thẩm.

 - Trường hợp tranh chấp đất đai mà đương sự không có giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất Đai thì đương sự được lựa chọn một trong hai hình thức:

  • Khởi kiện tại tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;
     
  • Hoặc nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền theo quy định của Luật Đất đai;

Trong quá trình tranh chấp có thể phát sinh nhiều vấn đề có thể khiến quá trình giải quyết tranh chấp tốn nhiều thời gian. Vì vậy trong trường hợp tranh chấp đất đai các đương sự có thể đến văn phòng luật uy tín để được tư vấn. Hoặc liên hệ tới DHLaw để được giải đáp các vướng mắc.

_________________________________________

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Bộ phận Tư vấn DHLaw.
Add: 185 Nguyễn Văn Thương , Phường 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM. 
Hotline 24/24: 0909 854 850
Email: contact@dhlaw.com.vn

Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng!
Trân trọng./.

 


Tư vấn pháp luật miễn phí

Pháp lý là một trong những lĩnh vực rất phức tạp

Nếu quý khách đang gặp rắc rối nào về pháp lý. Hãy để DHLaw giúp bạn!

Gọi tư vấnGọi tư vấn Yêu cầu gọi lạiYêu cầu dịch vụ
Chat zalo Chat Zalo Liên hệ qua Facebook Messenger Chat viber Chat Viber
Mở Đóng