vn us

Di chúc miệng cần công chứng, chứng thực không?

Theo Điều 630 Bộ Luật dân sự: Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày lập Di chúc thì Di chúc miệng phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực và xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng. Cụ thể hơn độc giả xem nội dung dưới đây, để gải đáp thắc mắc Di chúc miệng cần công chứng hay không? một cách chi tiết nhé !

Di chúc miệng cần công chứng không?
Di chúc miệng cần công chứng, chứng thực không?

Di chúc hợp pháp cần đảm bảo những quy định gì?

Cũng như các hình thức Di chúc khác, khi lập Di chúc miệng cũng cần phải đảm bảo những quy định sau đây để được xem là Di chúc hợp pháp.

- Người lập Di chúc phải trong trạng thái minh mẫn, sáng suốt;
- Tuyệt đối Không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;
- Nội dung Di chúc miệng không trái pháp luật, trái đạo đức xã hội;
Ngoài ra, hình thức lập Di chúc miệng phải tuân theo những quy định sau đây, để đảm bảo có hiệu lực pháp lý:
- Người để lại di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất là 2 người làm chứng ( đảm bảo từ 2 người làm chứng trở lên);
- Ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại nội dung và cùng ký tên hoặc điểm chỉ vào bản di chúc đó;
- Trong vòng 5 ngày làm việc, kể từ khi lập xong di chúc miệng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của những người làm chứng;

 

Xem thêm: >>>  Luật sư tư vấn pháp lý giỏi tại TPHCM <<<

                  >>>  Luật sư tư vấn thừa kế giỏi tại TP.HCM <<<

Di chúc hợp pháp cần phải đảm bảo những quy định gì?

Như vậy, dựa theo những quy định nêu trên thì việc công chứng Di chúc miệng là điểu kiện bắt buộc để đảm tính hợp pháp và hiệu lực của di chúc.

Thủ tục công chứng di chúc miệng

Theo quy định nêu trên, trong thời hạn 5 ngày làm việc Di chúc miệng phải được công chứng, chứng thực tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Cách thức thực hiện thủ tục công chứng Di chúc: Người hưởng thừa kế nộp hồ sơ tại tổ chức hành nghề công chứng, không được ủy quyền cho người khác.

* Hồ sơ công chứng Di chúc miệng

- Mẫu phiếu yêu công chứng hợp đồng, giao dịch (Mấu số 01/PYC);
- Dự thao di chúc (Bản di chúc miệng cảu người quá cố);
- Bản sao các giấy tờ tùy thân (Gồm giấy tờ của người Di chúc miệng, người thừa kế, người làm chứng)
- Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng, hoặc giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản phải đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu trong trường hợp Di chúc có liên quan đến tài sản đó.
- Bản sao các loại giấy liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có. Bản sao là bản chụp, bản in, bản đánh máy hoặc bản đánh máy vi tính nhưng phải có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải có chứng thực. Đồng thời phải mang theo bản chính để xuất trình đối chiếu.

Thủ tục công chứng di chúc miệng

 

* Thời hạn giải quyết

Tính từ thời điểm nộp hồ sơ, không quá 2 ngày làm việc, đối với giao dịch công chứng phức tạp thì thời hạn công chứng có thể lâu hơn nhưng tôi đa không quá 10 ngày làm việc.

Trên đây, là nội dung DHLaw giải đáp thắc mắc Di chúc miệng cần công chứng không? Cùng như trình tự thủ tục để công chứng di chúc miệng. Hy vọng rằng độc giả đã hiểu được những quy định bắt buộc phải công chứng Di chúc miệng để đảm bảo tính hợp pháp và hiệu lực pháp lý nhằm phân chia di sản theo đúng ý nguyện cuối cùng của người Di chúc miệng. Nếu còn thắc mắc nào liên quan đến việc lập di chúc miệng nói riêng hay thủ tục lập di chúc thừa kế nói chung, hãy liên hệ ngay với Luật sư Thừa kế của DHLaw qua hotline: 0909854850 để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp nhanh chóng.

_________________________________________

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Bộ phận Tư vấn DHLaw.
Add: 185 Nguyễn Văn Thương , Phường 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM. 
Hotline 24/24: 0909 854 850
Email: contact@dhlaw.com.vn

Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng!
Trân trọng./.

 


Tư vấn pháp luật miễn phí

Pháp lý là một trong những lĩnh vực rất phức tạp

Nếu quý khách đang gặp rắc rối nào về pháp lý. Hãy để DHLaw giúp bạn!

Gọi tư vấnGọi tư vấn Yêu cầu gọi lạiYêu cầu dịch vụ
Chat zalo Chat Zalo Liên hệ qua Facebook Messenger Chat viber Chat Viber
Mở Đóng