Thực chất xét về tính chất thì cả hai đều có giá trị pháp lý như nhau. Chỉ cần đảm bảo được các yếu tố sau:
Di chúc viết tay và di chúc đánh máy phải đáp ứng các nội dung cơ bản sau:
1. Di chúc phải ghi rõ:
a) Ngày, tháng, năm lập di chúc;
b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
d) Di sản để lại và nơi có di sản;
đ) Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ.
2. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.
Sau khi lập di chúc, người lập di chúc phải tiến hành công chứng, xác thực tại cơ quan, phòng công chứng. Đồng thời thực hiện đầy đủ các thủ tục công chứng di chúc như:
– Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch theo mẫu;
– Dự thảo di chúc (trường hợp soạn sẵn);
– Bản sao giấy tờ tùy thân;
– Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng;
– Bản sao các giấy tờ khác liên quan đến di chúc mà pháp luật quy định.