vn us

Con nuôi được thừa kế thế vị không?

Theo quy định Bộ luật dân sự 2015, con nuôi được hưởng thừa kế như con đẻ. Vậy, con nuôi được thừa kế thế vị không? Việc thừa kế của con nuôi trong trường hợp này được quy định ra sao? Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây.

con nuôi được thừa kế thế vị không
Giải đáp thắc mắc liên quan đến quy định Thừa kế Thế vị của con nuôi

1. Quy định quyền thừa kế của con nuôi

 1.1. Quyền Thừa kế theo di chúc

Theo quy định của bộ luật dân sự về quyền thừa kế:

 Quyền thừa kế là quyền để lại tài sản của mình cho người khác sau khi chết, hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật

Vì vậy, con nuôi hoàn toàn có thể được hưởng di sản thừa kế theo di chúc của bố mẹ nuôi để lại.

1.2. Quyền thừa kế theo pháp luật

Theo Điều 651 Bộ luật dân sự 2015, những người hưởng thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự:

- Hàng thừa kế thứ nhất: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

- Hàng thừa kế thứ hai: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;.

- Hàng thừa kế thứ ba: Cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

1.3. Nguyên tắc chia thừa kế theo pháp luật

* Những người cùng một hàng thừa kế thì được hưởng phần di sản bằng nhau

* Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế nếu không còn ai ở hàng thừa kế thứ nhất

=> Như vậy, căn cứ vào quy định nêu trên thì con nuôi thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người chết (cha, mẹ nuôi) cùng với con đẻ. Nên con nuôi được hưởng thừa kế theo pháp luật như con đẻ.

2. Con nuôi được quyền thừa kế thế vị không?

Về quyền  thừa kế thế vị Điều 652 Bộ luật dân sự 2015 quy định cụ thể như sau:

Điều 652. Thừa kế thế vị

Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

Bên cạnh đó, Điều 653 quy định quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha mẹ nuôi.

Điều 653. Quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ

Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật này.

=> Như vậy, thừa kế thế vị là hình thức chuyển quyền thừa kế phần di sản mà cha mẹ được hưởng nếu còn sống sang cho con cái. Con nuôi được hưởng thừa kế như con đẻ, nên hoàn toàn được quyền thừa kế thế vị di sản từ cha mẹ nuôi.

Trên đây, là phần tư vấn các quy định nhằm giải đáp thắc mắc: Con nuôi có được thừa kế thế vị không? Có thể thấy con nuôi hợp pháp có đầy đủ quyền thừa kế theo di chúc, theo pháp luật và thừa kế thế vị di sản của cha mẹ nuôi như con đẻ. Độc giả nếu còn bất cứ vấn đề gì chưa rõ liên quan đến Pháp luật thừa kế nói chung, quyền thừa kế của con nuôi nói riêng.

Bộ phận Tư vấn DHLaw.
Add: 185 Nguyễn Văn Thương , Phường 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM. 
Hotline 24/24: 0909 854 850
Email: contact@dhlaw.com.vn

Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng!
Trân trọng./.


Tư vấn pháp luật miễn phí

Pháp lý là một trong những lĩnh vực rất phức tạp

Nếu quý khách đang gặp rắc rối nào về pháp lý. Hãy để DHLaw giúp bạn!

Gọi tư vấnGọi tư vấn Yêu cầu gọi lạiYêu cầu dịch vụ
Chat zalo Chat Zalo Liên hệ qua Facebook Messenger Chat viber Chat Viber
Mở Đóng