vn us

Tranh chấp tên doanh nghiệp làm sao xử lý?

Tranh chấp tên doanh nghiệp làm sao xử lý?


Trên thị trường thương mại Việt Nam gần đây đang xôn xao nhiều vụ tranh chấp tên doanh nghiệp. Mặc dù đã có các quy định rõ ràng về việc đặt tên doanh nghiệp khi đăng ký kinh doanh nhưng những vụ việc này vẫn xảy ra.

Vậy khi có sự tranh chấp tên doanh nghiệp thì các cơ quan có thẩm quyền sẽ giải quyết ra sao? Căn cứ vào cơ sở pháp lý nào để xử lý? Hãy cùng DHLaw tìm hiểu vấn đề này.

Tranh chấp tên doanh nghiệp là gì?

Tranh chấp tên doanh nghiệp là vấn đề tranh chấp giữa các doanh nghiệp có tên trùng nhau hoặc gần giống nhau dễ gây nhầm lẫn khi hoạt động kinh doanh.

Ví dụ: Công ty mỹ phẩm ABC tranh chấp tên với công ty TNHH ABC Miền Bắc.

Trường hợp nào theo quy định là trùng tên doanh nghiệp?

Theo quy định tại Điều 42 Luật Doanh nghiệp có nêu rõ các trường hợp được coi là trùng tên cụ thể như sau:

- Tên tiếng Việt của doanh nghiệp hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp khác đã đăng ký.

- Tên tiếng Việt của doanh nghiệp phát âm giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp khác đã đăng ký.

- Tên viết tắt trùng với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký.

- Tên tiếng nước ngoài của doanh nghiệp hoàn toàn giống với tên tiếng nước ngoài của doanh nghiệp khác đã đăng ký.

- Tên của doanh nghiệp chỉ khác bởi một số tự nhiên, số thứ tự hoặc ký hiệu, chữ cái so với tên doanh nghiệp khác đã đăng ký.

- Tên riêng của doanh nghiệp chỉ có thêm từ "tân" hoặc "mới" ở trước hoặc sau; phần còn lại thì hoàn toàn giống với tên doanh nghiệp khác đã đăng ký.

- Tên riêng của doanh nghiệp chỉ có thêm các cụm từ như: “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông”; phần còn lại thì hoàn toàn giống với tên doanh nghiệp khác đã đăng ký.

Lưu ý: Doanh nghiệp có thể đặt tên trùng theo các quy định nêu trên nếu là công ty con của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng khu vực.

 

Những ảnh hưởng của việc trùng tên gây ra cho doanh nghiệp là gì?

Việc trùng tên doanh nghiệp không phải là chuyện nhỏ như nhiều người đã nghĩ mà nó còn ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh. Cụ thể như sau:

- Gây nhầm lẫn cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ.

- Bị chiếm mất thị phần do trùng tên.

- Đánh mất lòng tin của khách hàng vào sản phẩm do chất lượng của sản phẩm trùng tên thấp hơn sản phẩm chính.

- Bị đánh đồng tên tuổi nếu chẳng may có sự cố xảy ra.

- Gặp khó khăn trong vấn đề chuyển nhượng thương hiệu...

Các vụ tranh chấp tên doanh nghiệp tại Việt Nam?

Khi nhắc đến việc tranh chấp tên doanh nghiệp phải nói đến một số vụ kiện xảy ra tại Việt Nam trong những năm gần đây như:

- Công ty cổ phần Phúc Sinh kiện Công ty cổ phần Thương mại Xuất nhập khẩu nông sản Phúc Sinh. Kết quả: Công ty cổ phần Thương mại Xuất nhập khẩu nông sản Phúc Sinh phải đổi tên và nộp phạt 23 triệu đồng.

- Công ty TNHH Secom Việt Nam kiện Công ty TNHH Se Com. Kết quả: Công ty TNHH Se Com phải đổi tên và bồi thường 100 triệu đồng.

- Công ty cổ phần Dịch vụ đầu tư xây dựng bất động sản Nam Tiến kiện Công ty cổ phần Nam Tiến. Kết quả: Công ty cổ phần Nam Tiến phải đổi tên.

Trên đây là ba ví dụ cụ thể cho việc tranh chấp tên doanh nghiệp và còn rất nhiều trường hợp trùng tên khác đang chờ được giải quyết.

Quy định xử lý đối với các trường hợp tranh chấp tên doanh nghiệp?

Căn cứ Điều 14 Thông tư 01-2013-TT-BKHĐT Hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp có quy định rõ như sau:

- Các doanh nghiệp có tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã đăng ký trước có thể thương lượng để đăng ký đổi tên.

- Doanh nghiệp có thể bổ sung tên địa danh nơi đặt trụ sở chính để làm yếu tố phân biệt tên doanh nghiệp. Nhưng phải đảm bảo không được vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ

- Nếu không thể thương lượng thì sẽ xử lý theo quy định của pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ.

- Doanh nghiệp nếu để Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh phát hiện việc trùng tên sẽ được yêu cầu đổi tên doanh nghiệp.

- Trong một số trường hợp doanh nghiệp có thể sẽ bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

- Nếu doanh nghiệp không đổi tên theo quyết định của Tòa án thì có thể bị xử lý hình sự.

Nguyên nhân dẫn đến việc trùng tên doanh nghiệp?

Việc trùng tên doanh nghiệp và xảy ra tranh chấp thật sự không phải là chuyện hiếm. Không chỉ riêng Việt Nam mà các nước trên thế giới đều gặp phải vấn đề này. Nguyên nhân cụ thể có thể kể đến gồm:

- Vô tình không biết tên doanh nghiệp bị trùng khi đăng ký.

- Cố tình đặt trùng tên, gây nhầm lẫn để PR tên tuổi.

- Trùng tên do thay đổi địa giới. Chẳng hạn theo quy định hiện hành thì trong một thành phố không cho phép hai doanh nghiệp trùng tên. 

Chẳng hạn khi Hà Nội mở rộng thì có tới 600 doanh nghiệp đang hoạt động bị trùng tên.

- Trùng tên do luật chưa có những quy định rõ ràng cũng như biện pháp chế tài phù hợp.

Nếu Quý khách cần tư vấn, hãy liên hệ Công ty Luật DHLaw chuyên cung cấp các dịch vụ pháp lý liên quan đến: Thừa kế; Đất đai; Doanh nghiệp; Hôn nhân – Gia đình;…. để được hỗ trợ.

Xem thêm:

     >> Tranh chấp kinh doanh và cách giải quyết

_________________________________________

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Bộ phận Tư vấn DHLaw.
Add: 185 Nguyễn Văn Thương , Phường 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM. 
Hotline 24/24: 0909 854 850
Email: contact@dhlaw.com.vn

Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng!
Trân trọng./.


Tư vấn pháp luật miễn phí

Pháp lý là một trong những lĩnh vực rất phức tạp

Nếu quý khách đang gặp rắc rối nào về pháp lý. Hãy để DHLaw giúp bạn!

Gọi tư vấnGọi tư vấn Yêu cầu gọi lạiYêu cầu dịch vụ
Chat zalo Chat Zalo Liên hệ qua Facebook Messenger Chat viber Chat Viber
Mở Đóng