Các doanh nghiệp khi dấn thân vào con đường thương trường hầu như đều tìm cách né tránh rủi ro và tranh chấp kinh doanh. Tuy nhiên, trong giao dịch và hoạt động thực tế sẽ có nhiều va chạm dẫn đến việc tranh chấp mà không ai có thể lường trước được.
Vậy làm thế nào để giải quyết vấn đề này? Hãy cùng DHLaw tìm hiểu và có cái nhìn tổng quát hơn về việc tranh chấp kinh doanh.
Tranh chấp kinh doanh là gì?
Trước khi tìm hiểu về cách giải quyết tranh chấp kinh doanh thì chúng ta cần hiểu rõ ý nghĩa của cụm từ này. Tranh chấp kinh doanh còn được gọi bằng cái tên khác là tranh chấp doanh nghiệp.
Tranh chấp kinh doanh là những bất đồng trong cách quản lý, vận hành doanh nghiệp; trái ngược ý kiến trong việc quyết định một vấn đề cụ thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh hoặc tranh chấp về quyền lợi hợp pháp của các chủ thể. Các chủ thể được nhắc đến có thể có thể là thành phần trong hoặc ngoài công ty; chẳng hạn như:
- Thành viên góp vốn hoặc cổ đông tranh chấp khi quản lý doanh nghiệp.
- Tranh chấp về quyền lợi giữa người lao động và chủ doanh nghiệp.
- Tranh chấp giữa doanh nghiệp và đối tác hoặc khách hàng.
Có mấy loại tranh chấp kinh doanh?
Tranh chấp kinh doanh là vấn đề khá đa dạng nhưng chủ yếu xoay quanh các loại sau:
- Tranh chấp nội bộ giữa các thành viên cùng sáng lập doanh nghiệp về vấn đề quản lý, điều hành.
Nguyên tắc khi giải quyết tranh chấp kinh doanh là gì?
Khi tiến hành giải quyết các tranh chấp kinh doanh thì các bên cần tôn trọng và đảm bảo thực hiện đúng các nguyên tắc sau:
- Đảm bảo hướng giải quyết phải nhanh chóng, kịp thời, chính xác và hợp pháp.
- Đảm bảo hướng giải quyết phải giảm thiểu các rủi ro kinh doanh.
- Đảm bảo tính công bằng, tự nguyện, dân chủ giữa các bên.
- Linh hoạt kết hợp nhiều hình thức giải quyết khác nhau.
- Tuyệt đối bảo vệ uy tín và giữ kín bí mật kinh doanh.
- Hướng đến thỏa thuận hoặc quyết định mang tính khả thi cao.
Có bao nhiêu hình thức giải quyết tranh chấp kinh doanh?
Trong vấn đề giải quyết tranh chấp kinh doanh thì có 3 hình thức chủ yếu như sau:
- Thương lượng, hòa giải.
- Trọng tài.
- Tòa án.
Hòa giải được thực hiện như thế nào?
Đối với hình thức hòa giải thì việc giải quyết tranh chấp có thể được thực hiện như sau:
- Các bên tự hòa giải để đi đến thống nhất phương án giải quyết. Cách làm này thường được tiến hành tại các cuộc họp thành viên hoặc họp cổ đông thông qua hình thức bỏ phiếu quyết định.
- Hòa giải qua trung gian là nhờ một cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hỗ trợ giải quyết tranh chấp. Cách làm này thường diễn ra giữa các doanh nghiệp tranh chấp với nhau; doanh nghiệp tranh chấp với đối tác; doanh nghiệp tranh chấp với khách hàng.
- Hòa giải thông qua hình thức tố tụng bằng việc đưa đơn kiện gửi đến Tòa án hoặc Trọng tài kinh tế.
- Hòa giải trong quá trình tố tụng là việc thống nhất ý kiến giữa các bên khi việc tố tụng đang diễn ra.
Việc giải quyết tranh chấp kinh doanh thông qua thương lượng, hòa giải là cách mà nhiều doanh nghiệp thường lựa chọn để tránh rủi ro và rắc rối khi kiện tụng.
Ưu - nhược điểm của hòa giải là gì?
Ưu điểm:
- Đơn giản, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, chi phí hiệu quả.
- Các bên đều được lợi.
- Tránh được việc đối đầu trực tiếp giữa các bên.
- Duy trì mối quan hệ kinh doanh lâu dài.
- Đảm bảo giữ bí mật tuyệt đối.
Nhược điểm:
- Nếu hòa giải không thành sẽ bị mất thêm chi phí hòa giải.
- Một trong các bên có thể mất quyền khởi kiện khi thời gian hiệu lực khởi kiện kết thúc.
- Tạo điều kiện cho các bên không có thiện chí giải quyết tìm cách dây dưa, kéo dài thời gian nhằm xâm phạm quyền lợi của bên còn lại.
Nhập nội dung
Hình thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài là gì? Ưu - nhược điểm?
Giải quyết tranh chấp kinh doanh thông qua Trọng tài là phương pháp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo trình tự tố tụng Trọng tài thương mại.
Ưu điểm:
- Thủ tục đơn giản, nhanh chóng.
- Chủ động thời gian, địa điểm.
- Có quyền chỉ định trọng tài viên.
- Các bên giữ được uy tín kinh doanh.
- Phù hợp với các tranh chấp có yếu tố nước ngoài.
Nhược điểm:
- Quyết định của trọng tài có độ chính xác không cao.
- Dễ gây thiệt hại cho một trong các bên.
- Chi phí cao.
- Quyết định của Trọng tài không có giá trị cao như của Tòa án.
Hình thức giải quyết tranh chấp tại Tòa án là gì? Ưu - nhược điểm?
Giải quyết tranh chấp kinh doanh thông qua việc nộp đơn kiện tại Tòa án là phương thức nhờ Nhà nước đưa ra quyết định cuối cùng cho vấn đề tranh chấp. Khi đã thực hiện thủ tục giải quyết tranh chấp bằng Tòa án thì các bên phải tuân theo phán quyết; nếu có hành vi chống đối không thực hiện sẽ bị cưỡng chế thi hành.
Ưu điểm:
- Đảm bảo các quyết định được thi hành.
- Chính xác, công bằng, khách quan và đúng với pháp luật.
- Chi phí thấp.
Nhược điểm:
- Phải tuân thủ chặt chẽ quy định tố tụng.
- Không đảm bảo giữ bí mật uy tín hoặc bí mật kinh doanh.
- Mất nhiều thời gian đưa ra phán quyết cuối cùng.
Những cá nhân, tổ chức, cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh doanh?
- Đối với hình thức hòa giải trung gian thì cá nhân chịu trách nhiệm đứng ra giải quyết tranh chấp là Hòa giải viên.
- Đối với hình thức sử dụng trọng tài thì cá nhân hoặc tổ chức chịu trách nhiệm đứng ra giải quyết tranh chấp là Hội đồng trọng tài hoặc Trọng tài viên.
- Và khi không thể thương lượng, hòa giải thì cơ quan chịu trách nhiệm đứng ra giải quyết tranh chấp là Tòa án nhân dân.
Thẩm quyền của Tòa án xét xử tranh chấp doanh nghiệp được xác định như thế nào?
- Bước 1: Xác định thẩm quyền theo vụ việc theo Luật Tố tụng dân sự 2015.
- Bước 2: Xác định thẩm quyền theo cấp xét xử. Cụ thể như sau:
+ Tòa án nhân dân tối cao.
+ Tòa án nhân dân cấp cao.
+ Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
+ Tòa án nhân dân cấp huyện.
+ Tòa án quân sự.
- Bước 3: Xác định thẩm quyền theo lãnh thổ.
- Bước 4: Xác định thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn.