vn us

Thuế thu nhập cá nhân và những điều cần biết

Ngày nay, chúng ta thường nghe nhắc đến thuế thu nhập cá nhân nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về khái niệm này. Nộp thuế thu nhập cá nhân sẽ tạo nên những lợi ích gì? Cách tính ra sao?... Đây là những câu hỏi mà các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức thường thắc mắc và hôm nay, DHLaw sẽ giúp Quý khách giải đáp một cách chi tiết nhất.

Thuế thu nhập cá nhân là gì?

Thuế thu nhập cá nhân được định nghĩa là khoản tiền mà người dân phải trích nộp một phần từ các nguồn thu nhập như: lương, vốn đầu tư, kinh doanh, trúng thưởng, chuyển nhượng tài sản... để đóng góp vào ngân sách Nhà nước


Thuế thu nhập cá nhân có vai trò gì?

Vai trò của thuế thu nhập cá nhân đối với sự phát triển của quốc gia là vô cùng to lớn, cụ thể như sau:

- Thuế là nguồn thu chính của Nhà nước cho nên người dân nộp thuế thu nhập cá nhân đầy đủ sẽ càng làm dồi dào nguồn ngân sách chính phủ. Nguồn tiền này sẽ được dùng cho các hoạt động nâng cao nền kinh tế - chính trị - xã hội, vận hành bộ máy quản lý trên cả nước.

- Hiện nay, thuế thu nhập được áp dụng đối với những cá nhân có nguồn thu nhập cao và điều này là cần thiết nhằm đảm bảo thực hiện chính sách công bằng xã hội.


Lợi ích của việc nộp thuế mang lại?

Lợi ích mà việc nộp thuế mang lại đó chính là các cơ sở hạ tầng được hình thành giúp kết nối các khu vực kinh tế trên cả nước, tạo điều kiện phát triển xã hội đồng đều.

Bên cạnh đó, nguồn thuế còn giúp Nhà nước xây dựng, hoàn thiện chế độ giáo dục, y tế hỗ trợ cuộc sống cho người dân. Đặc biệt, thuế còn giúp quản lý an ninh trật tự, thiết lập chế độ quốc phòng vững mạnh.

Ngoài ra, một phần thuế còn được trích ra để đảm bảo các khoản an sinh xã hội cho người dân như: bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, chế độ hưu trí, trợ cấp cho người nghèo, trợ cấp thiên tai, lũ lụt...

thue-thu-nhap-ca-nhan


Đối tượng nào chịu thuế thu nhập cá nhân?

Đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm những nguồn thu nhập hợp pháp của người dân như:

  • Kinh doanh hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ.
  • Tiền lương, tiền công của người lao động.
  • Đầu tư, chuyển nhượng vốn hoặc chuyển nhượng bất động sản.
  • Trúng thưởng, ví dụ: trúng xổ số.
  • Xuất bản tác phẩm.
  • Nhượng quyền thương mại.
  • Thừa kế tài sản, đất đai.
  • Quà tặng...

Tùy theo từng đối tượng chịu thuế cụ thể mà tỷ lệ và mức thu thuế cũng sẽ khác nhau.


Cách tính thuế thu nhập cá nhân?

Cách tính thuế thu nhập cá nhân dựa vào mức thu nhập tính thuế nhân cho tỷ lệ thuế suất theo quy định của Nhà nước.

Trong đó, mức thu nhập tính thuế được được chia làm hai loại như sau:

  • Thu nhập có được từ tiền lương, tiền công lao động hàng tháng. Với trường hợp này, thu nhập tính thuế sẽ là khoản tiền còn lại sau khi đã trừ đi các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm, các khoản giảm trừ gia cảnh và giảm trừ đóng góp từ thiện...
  • Thu nhập từ các khoản khác như: kinh doanh, chuyển nhượng, đầu tư vốn hoặc bất động sản, trúng thưởng, xuất bản tác phẩm, thừa kế... được tính theo công thức: Thu nhập tính thuế sẽ bằng thu nhập chịu thuế trừ đi các khoản giảm trừ.

Tùy theo từng nguồn thu nhập cụ thể mà phần thu nhập chịu thuế sẽ có các cách tính tương ứng.


Giảm trừ gia cảnh là gì?

Giảm trừ gia cảnh là khoản tiền được giảm trừ trước khi tính thuế đối với thu nhập. Việc giảm trừ gia cảnh sẽ dựa các trường hợp sau đây:

  • Người nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng người phụ thuộc là con cái dưới 18 tuổi.
  • Người nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng người phụ thuộc là con cái trên 18 tuổi nhưng bị tàn tật và không có khả năng lao động.
  • Người nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng người phụ thuộc là con cái đang theo học đại học, cao đẳng, học nghề không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt mức quy định.
  • Người nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng người phụ thuộc là cha mẹ đẻ hoặc cha mẹ chồng, vợ/chồng, anh chị em ruột, ông bà, cô dì ruột, cậu ruột, chú ruột, bác ruột, cháu ruột ngoài độ tuổi lao động có thu nhập không vượt mức quy định.
  • Người nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng người phụ thuộc là cha mẹ đẻ hoặc cha mẹ chồng, vợ/chồng, anh chị em ruột, ông bà, cô dì ruột, cậu ruột, chú ruột, bác ruột, cháu ruột trong độ tuổi lao động nhưng:
    • Có thu nhập không vượt mức quy định.
    • Không có khả năng lao động.
    • Không có thu nhập.

Giảm trừ đóng góp từ thiện là gì?

Giảm trừ từ thiện, nhân đạo là các khoản đóng góp được giảm trừ trước khi tính thuế của người nộp thuế.

Giảm trừ từ thiện, nhân đạo được thực hiện trong các trường hợp như:

- Các khoản đóng góp cho những trung tâm, cơ sở nuôi dạy trẻ mồ côi; trung tâm trẻ em khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; các trung tâm chăm sóc người tàn tật, người già neo đơn.

- Các khoản đóng góp vào những quỹ từ thiện hỗ trợ đồng bào bị thiên tai; quỹ nhân đạo; quỹ khuyến học cho các em có hoàn cảnh khó khăn.


Thuế thu nhập cá nhân của người lao động được trừ vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp khi nào?

Căn cứ theo Thông tư 78/2014/TT-BTC tại Điều 6, Khoản 2, Điểm 2.37 quy định:

Thuế thu nhập cá nhân không được trừ đi khi xác định thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. 

Trừ trường hợp doanh nghiệp cam kết nộp thuế thu nhập cá nhân thay cho người lao động. Và phải có đầy đủ hồ sơ, chứng từ chứng minh việc nộp thuế nêu trên. Khi đó, khoản này mới được trừ đi khi xác định thu nhập chịu thuế.

Nếu Quý khách cần tư vấn, hãy liên hệ Công ty Luật DHLaw chuyên cung cấp các dịch vụ pháp lý liên quan đến: Thừa kế; Đất đai; Doanh nghiệp; Hôn nhân – Gia đình;…. để được hỗ trợ.

Xem thêm:

      >> Mã số thuế là gì? Ý nghĩa mã số thuế?

_________________________________________

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Bộ phận Tư vấn DHLaw.
Add: 185 Nguyễn Văn Thương , Phường 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM. 
Hotline 24/24: 0909 854 850
Email: contact@dhlaw.com.vn

Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng!
Trân trọng./.


Tư vấn pháp luật miễn phí

Pháp lý là một trong những lĩnh vực rất phức tạp

Nếu quý khách đang gặp rắc rối nào về pháp lý. Hãy để DHLaw giúp bạn!

Gọi tư vấnGọi tư vấn Yêu cầu gọi lạiYêu cầu dịch vụ
Chat zalo Chat Zalo Liên hệ qua Facebook Messenger Chat viber Chat Viber
Mở Đóng