Mã số thuế là một trong những yếu tố cần phải có khi thành lập doanh nghiệp nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về nó. Mã số thuế là gì? Ý nghĩa ẩn chứa đằng sau những chữ số biểu thị? Hãy cùng DHLaw tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này.
Mã số thuế là một tổ hợp gồm các chữ số được mã hóa theo quy định Pháp luật về Thuế. Mã số thuế được cấp cho cá nhân hoặc doanh nghiệp, giúp nhận biết và xác định từng đối tượng nộp thuế.
Thuế là nguồn thu chủ yếu trong ngân sách Nhà nước giúp phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Vì vậy, vai trò của mã số thuế là giúp các cơ quan chức năng quản lý hoạt động nộp thuế trên toàn quốc. Đồng thời kiểm soát các hành vi gian lận thuế, chậm nộp thuế và trốn thuế.
- Cấu trúc cụ thể của một dãy mã số thuế gồm: N1N2 N3N4N5N6N7N8N9 N10 - N11N12N13.
- Ý nghĩa của dãy chữ số kể trên như sau:
+ N1N2 là mã phân khoảng tỉnh cấp được quy định rõ trong bản danh mục đăng ký.
+ N3N4N5N6N7N8N9 là dãy số thứ tự từ 0000001 đến 9999999.
+ N10 là chữ số kiểm tra.
+ N11N12N13 là dãy số thứ tự từ 001 đến 999 đánh dấu các đơn vị trực thuộc, chi nhánh của doanh nghiệp.
Ví dụ: Công ty A có mã là 0212730426-018 thì dãy số đầu tiên sau dấu gạch nối là từ N1 đến N10 và ba số còn lại đánh dấu các đơn vị trực thuộc, chi nhánh.
- Nguyên tắc 1: Mỗi đối tượng chỉ được cấp một mã duy nhất trong suốt quá trình hoạt động.
- Nguyên tắc 2: Một mã không được phép cấp cho nhiều đối tượng khác nhau dù mã đó đã không được sử dụng nữa.
Riêng doanh nghiệp tư nhân, chủ hộ kinh doanh hoặc cá nhân thì trong suốt cuộc đời chỉ cấp một mã duy nhất.
- Nguyên tắc 3: Mã số thuế công ty luôn luôn gồm 10 số từ N1 đến N10, trừ các trường hợp quy định trong Pháp luật về Thuế.
- Các doanh nghiệp có chi nhánh, văn phòng đại diện...nộp thuế trực tiếp với cơ quan Thuế.
- Các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc với Tổng công ty.
- Nhà thầu, nhà thầu phụ không trực tiếp nộp thuế với cơ quan Thuế.
- Doanh nghiệp tư nhân, chủ hộ kinh doanh có các cơ sở kinh doanh tại nhiều địa phương khác nhau...
Theo Thông tư 130/2016/TT-BTC, nếu chậm nộp thuế lần đầu sẽ áp dụng mức phạt 0,05% trên số tiền thuế kê khai khi nộp chậm.
Nộp chậm lần hai sau khi đã nhận được văn bản thông báo xử phạt thì mức phạt là 0,07%/ngày.
Theo Thông tư 125/2020/NĐ-CP quy định về hình thức xử lý hành vi trốn thuế như sau:
- Mức phạt tiền 1 lần số thuế trốn sẽ được áp dụng đối với trường hợp NNT có từ một tình tiết giảm nhẹ trở lên
- Mức phạt 1,5 lần số tiền thuế trốn được áp dụng đối với NNT thực hiện các hành vi sai phạm nhưng không hề có tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ
- Mức phạt tiền 2 lần số thuế trốn được áp dụng đối với NNT thực hiện các các hành vi sai phạm có một tình tiết tăng nặng.
- Mức phạt tiền 2,5 lần số tiền thuế trốn được áp dụng đối với NNT thực hiện các hành vi sai phạm và có hai tình tiết tăng nặng.
- Mức phạt tiền 3 lần số tiền thuế trốn được áp dụng đối với NNT thực hiện các hành vi sai phạm và có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên.
Nếu Quý khách cần tư vấn hãy liên hệ ngay Công ty Luật DHLaw chuyên cung cấp các dịch vụ pháp lý liên quan đến: Thừa kế; Đất đai; Doanh nghiệp; Hôn nhân - Gia đình;.... để được hỗ trợ.
Xem thêm:
>> Quy định về việc đặt trụ sở kinh doanh
>> Dịch vụ thành lập doanh nghiệp
—————————————————————————–
Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:
Bộ phận Tư vấn Luật Doanh nghiệp DHLaw
Add: 185 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM.
Hotline 24/24:
0909 854 850
Email: contact@dhlaw.com.vn
Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng!
Trân trọng./.