vn us

Bảo hiểm thất nghiệp và những vấn đề liên quan

Trong quá trình kinh doanh, việc doanh nghiệp đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động là một điều hết sức bình thường. Nhưng với các doanh nghiệp mới thành lập thì sẽ có nhiều vấn đề cần lưu ý.

Do đó, công ty DHLaw muốn chia sẻ đến Quý khách một số thông tin cần thiết để có thể thực hiện đầy đủ việc đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Bảo hiểm thất nghiệp là gì?

Bảo hiểm thất nghiệp là khoản hỗ trợ người lao động thất nghiệp và đang trong quá trình tìm việc làm. Đây là biện pháp thúc đẩy, tạo động lực để người lao động tiếp tục phấn đấu.


Khi nào doanh nghiệp phải đóng bảo hiểm thất nghiệp?

Theo quy định tại Điều 43 Luật việc làm 2013 thì doanh nghiệp phải đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động khi:

- Doanh nghiệp sử dụng lao động có hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định hoặc không xác định thời hạn.

- Doanh nghiệp sử dụng lao động có hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo tiến độ công việc với thời hạn từ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

Doanh nghiệp phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động sau 30 ngày kể từ khi hợp đồng sử dụng lao động có hiệu lực. Nếu chậm đóng hoặc cố tình không đóng sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.


Hồ sơ đăng ký gồm những gì?

Doanh nghiệp muốn đăng ký tham gia bảo hiểm thất nghiệp cần chuẩn bị những loại giấy tờ như sau:

- Đơn đăng ký tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.

- Danh sách lao động tham gia.

- Bảng kê thông tin.

- Các giấy tờ có liên quan khác.

bao-hiem-that-nghiep


Mức đóng và hình thức đóng bảo hiểm thất nghiệp ra sao?

Theo quy định của pháp luật thì tỷ lệ doanh nghiệp phải đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động là 1% trích vào chi phí của người sử dụng lao động.

Bảo hiểm thất nghiệp thường được doanh nghiệp đóng chung một lượt với bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội cho nên hình thức đóng giống nhau. Cụ thể doanh nghiệp có thể chọn một trong các hình thức đóng bảo hiểm như sau:

- Đóng bảo hiểm hàng tháng: chậm nhất là vào ngày cuối cùng của tháng, doanh nghiệp phải chuyển toàn bộ tiền bảo hiểm cần nộp vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm.

- Đóng bảo hiểm 03 tháng hoặc 06 tháng một lần: chậm nhất đến ngày cuối cùng của kỳ, doanh nghiệp phải chuyển toàn bộ tiền bảo hiểm cần nộp vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm.


Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người lao động là gì?

Tại Chương VI, Mục 2, Điều 48 của bộ Luật việc làm có quy định như sau:

"Người sử dụng lao động có trách nhiệm tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề và sử dụng lao động theo phương án đã được phê duyệt; sử dụng nguồn kinh phí đúng đối tượng, đúng mục đích và thực hiện báo cáo kết quả tổ chức đào tạo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau khi kết thúc khóa đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề".

Như vậy, doanh nghiệp trong quá trình sử dụng lao động cần phải có trách nhiệm tạo điều kiện cho người lao động học tập, trau dồi, bồi dưỡng và nâng cao kỹ năng nghề nghiệp của mình. Nhằm đảm bảo quá trình công tác tại công ty đạt hiệu quả tốt nhất.

Ngoài ra, trong một số trường hợp đặc biệt, Nhà nước còn hỗ trợ kinh phí để người sử dụng lao động xây dựng các khóa đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng cho người lao động. 


Khi nào doanh nghiệp được cấp kinh phí hỗ trợ đào tạo cho người lao động?

- Người lao động được doanh nghiệp đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp liên tục từ 12 tháng trở lên.

- Doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình kinh doanh hoặc vì lý do bất khả kháng, ngoài ý muốn như: hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần,... buộc phải thay đổi cơ cấu, cắt giảm số lao động hiện tại.

- Doanh nghiệp không đủ kinh phí để tổ chức đào tạo.

- Người sử dụng lao động được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hỗ trợ kinh phí đào tạo.

Thời gian quy định cho khóa đào tạo không được quá 06 tháng và mức kinh phí hỗ trợ phải bảo đảm cân với đối quỹ bảo hiểm thất nghiệp.


Hồ sơ đăng ký hỗ trợ gồm những gì?

Để được Nhà nước hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng thì doanh nghiệp cần nộp hồ sơ gồm:

- Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí.

- Phương án thay đổi cơ cấu, công nghệ, kỹ thuật.

- Phương án đào tạo, bồi dưỡng.

- Chứng minh không đủ kinh phí để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng.

- Văn bản xác nhận của tổ chức Bảo hiểm xã hội.

Sau khi xem qua những thông tin trên, nếu Quý khách cần tư vấn, hãy liên hệ Công ty Luật DHLaw chuyên cung cấp các dịch vụ pháp lý liên quan đến: Thừa kế; Đất đai; Doanh nghiệp; Hôn nhân – Gia đình;…. để được hỗ trợ.

Xem thêm:

      >> Luật Lao động - Có cần phải hiểu rõ?

_________________________________________

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Bộ phận Tư vấn DHLaw.
Add: 185 Nguyễn Văn Thương , Phường 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM. 
Hotline 24/24: 0909 854 850
Email: contact@dhlaw.com.vn

Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng!
Trân trọng./.


Tư vấn pháp luật miễn phí

Pháp lý là một trong những lĩnh vực rất phức tạp

Nếu quý khách đang gặp rắc rối nào về pháp lý. Hãy để DHLaw giúp bạn!

Gọi tư vấnGọi tư vấn Yêu cầu gọi lạiYêu cầu dịch vụ
Chat zalo Chat Zalo Liên hệ qua Facebook Messenger Chat viber Chat Viber
Mở Đóng