vn us

Tư vấn luật sáp nhập doanh nghiệp TPHCM - Bình Thạnh

Mua bán, sáp nhập doanh nghiệp là một thuật ngữ mới xuất hiện tại Việt Nam. Thuật ngữ này có tên tiếng anh là Merger & Acquisition hay còn được viết tắt là M&A. Đây là một trong những hoạt động của doanh nghiệp về viêc mua bán sáp nhập doanh nghiệp.  Sáp nhập doanh nghiệp là việc các doanh nghiệp cần phải sáp nhập lại với nhau. Tuy nhiên các thủ tục không phải dễ dàng để thực hiện. Liên hệ với DHLaw để được tư vấn luật về sáp nhập doanh nghiệp tại TPHCM - Bình Thạnh để nắm bắt rõ các quy trình thực hiện.

Luật Sư Tư Vấn: 0909 854 850

1.Sáp nhập doanh nghiệp là gì?

Là hình thức mà doanh nghiệp này chuyển toàn bộ tài sản, quyền, lợi ích và nghĩa vụ cho một doanh nghiệp khác. Đồng thời chấm dứt sự hoạt động của doanh nghiệp kia. Toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị sáp nhập sẽ được chuyển lại cho doanh nghiệp đã sáp nhập.

Tư vấn luật về sáp nhập doanh nghiệp

Việc sáp nhập doanh nghiệp là cần thiết để giúp các doanh nghiệp giảm bớt rủi ro, thiệt hại. Những công ty mà gặp phải nợ nần chồng chất thì việc sáp nhập sẽ là cách để giúp tránh việc giải thể doanh nghiệp.

2.Điều kiện để được sáp nhập doanh nghiệp:

Trường hợp sáp nhập mà công ty nhận sáp nhập chiếm từ 30% đến 50% thị phần của thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của công ty nhận sáp nhập bắt buộc phải thông báo cho Cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành sáp nhập, trừ trường hợp được quy định khác trong Luật cạnh tranh.

Nghiêm cấm các trường hợp sáp nhập mà trong đó công ty nhận sáp nhập chiếm trên 50% thị phần của thị trường liên quan, trừ trường hợp được quy định khác trong Luật cạnh tranh.

3.Hồ sơ sáp nhập doanh nghiệp gồm có:

  • Hợp đồng sáp nhập;
  • Biên bản họp và Quyết định của công ty nhận sáp nhập;
  • Văn bản xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế;
  • Biên bản họp và Quyết định của của công ty bị sáp nhập thông qua hợp đồng sáp nhập;
  • Bản sao hợp lệ ĐKKD;
  • Thông báo về việc bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp;

4.Lợi ích của việc sáp nhập doanh nghiệp?

4.1.Góp những nguồn lực mạnh nhất cho doanh nghiệp

Khi các công ty được sáp nhập lại thì những cá nhân xuất sắc của các doanh nghiệp sẽ được lựa chọn. Giúp khả năng làm việc của nhân sự trở nên hiệu quả hơn.

4.2.Giảm số lượng nhân sự

Vì việc sáp nhập 2 doanh nghiệp lại với nhau, chính vì thế có thể giảm bớt được một số nhân viên làm việc không hiệu quả. Các bộ phận trùng lặp của 2 công ty thì có thể lựa chọn những cá nhân xuất sắc.

4.3.Tiết kiệm rất nhiều chi phí

Khi doanh nghiệp tiến hành mở rộng doanh nghiệp thì cần phải mua nhiều thiết bị. Giá thành sẽ được giảm rõ rệt cho doanh nghiệp nếu mua với số lượng nhiều hơn.

4.4.Tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

Nguồn lực của 2 công ty cộng lại sẽ giúp tạo được sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Sức mạnh của công nghệ và bí mật kinh doanh sẽ là một trong những lợi thế vô cùng mạnh để giúp các doanh nghiệp có thể cạnh tranh trong lĩnh vực của mình.

    5.Thủ tục khi thực hiện sáp nhập doanh nghiệp gồm có:

    Bước 1: Chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhập sáp nhập.

    Hợp đồng sáp nhập gồm các nội dung chủ yếu:

    • Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty nhận sáp nhập;
    • Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị sáp nhập;
    • Thủ tục và điều kiện sáp nhập;
    • Phương án sử dụng lao động;
    • Cách thức, thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập;
    • Thời hạn thực hiện sáp nhập.

    Bước 2: Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập.

    Bước 3: Tiến hành đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập theo quy định:

    Hồ sơ thực hiện thủ tục sáp nhập doanh nghiệp cho công ty nhận sáp nhập bao gồm các giấy tờ sau đây:

    • Hợp đồng sáp nhập;
    • Biên bản họp và Quyết định của công ty nhận sáp nhập thông qua hợp đồng sáp nhập;
    • Biên bản họp và Quyết định của của công ty bị sáp nhập thông qua hợp đồng sáp nhập. Trừ trường hợp công ty nhận sáp nhập chiếm từ 65% phần vốn góp, cổ phần có quyền biểu quyết của công ty bị sáp nhập;
    • Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác của các công ty bị sáp nhập;
    • Thông báo về việc bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp theo mẫu Phụ lục II-5 ban hành kèm theo Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT.

    7.Tư vấn về sáp nhập doanh nghiệp TPHCM - Bình Thạnh

    Để nắm rõ các quy trình cần thiết cho việc sáp nhập thì bạn có thể liên hệ văn phòng luật để được tư vấn kỹ hơn về việc chuẩn bị giấy tờ. Chúng tôi có đội ngũ luật sư nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn luật doanh nghiệp. Có thể giúp đưa ra những lời khuyên chính xác cho doanh nghiệp.

    Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp dịch vụ để đại diện doanh nghiệp thực hiện tất cả thủ tục, chuẩn bị giấy tờ hồ sơ. Để giúp giảm bớt gánh nặng thủ tục. Thời gian thực hiện nhanh, doanh nghiệp không cần phải bỏ thời gian để làm. Chúng tôi sẽ hoàn thành hồ sơ giúp doanh nghiệp sớm hoạt động bình thường.

    Liên hệ tư vấn miễn phí
    Liên hệ tư vấn miễn phí

    Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

    Bộ phận Tư vấn DHLaw
    Add: 185 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM.  
    Hotline 24/24:  0909 854 850
    Email: contact@dhlaw.com.vn

    Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng!
    Trân trọng./.


    Tư vấn pháp luật miễn phí

    Pháp lý là một trong những lĩnh vực rất phức tạp

    Nếu quý khách đang gặp rắc rối nào về pháp lý. Hãy để DHLaw giúp bạn!

    Gọi tư vấnGọi tư vấn Yêu cầu gọi lạiYêu cầu dịch vụ
    Chat zalo Chat Zalo Liên hệ qua Facebook Messenger Chat viber Chat Viber
    Mở Đóng