vn us

Mua sắm công và thị trường mua sắm công là gì?

Mua sắm công và thị trường mua sắm công là gì?


Mua sắm công là một khái niệm không mới trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Tuy nhiên, để các doanh nghiệp có thể tham gia vào những dự án đấu thầu của Nhà nước thì không hề đơn giản. Và không phải nhà đầu tư, nhà thầu nào cũng đáp ứng được những yêu cầu về gói thầu.

Đặc biệt đối với những doanh nghiệp lần đầu tham gia đấu thầu nên hiểu rõ về các khái niệm, quy định liên quan để tránh xảy ra sai phạm. Vì vậy, DHLaw muốn chia sẻ một số thông tin hữu ích sau đây để Quý khách hàng có thể hiểu rõ hơn về quá trình đấu thầu.

1. Mua sắm công là gì?

Mua sắm công là một kiểu đấu thầu mà trong đó các bên mời thầu chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước, các cơ quan nhà nước, sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước. 

2. Cơ sở pháp lý?

Việc mua sắm công được quy định cụ thể dựa trên các cơ sở pháp lý sau:

- Luật Quản lý sử dụng tài sản Nhà nước.

- Luật Đấu thầu 2013. 

3. Đấu thầu là gì?

Căn cứ theo Khoản 12 Điều 4 Luật Đấu thầu 2013 định nghĩa như sau: 
 
"Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế".

4. Thị trường mua sắm công là gì?

Thị trường mua sắm công là phạm vi chọn lựa nhà đầu tư hoặc nhà thầu, chẳng hạn như: dự án đấu thầu quốc tế thì thị trường mua sắm công sẽ bao gồm các nhà thầu trong và ngoài nước. Hay đấu thầu trong nước thì thị trường mua sắm công sẽ chỉ gồm các doanh nghiệp Việt Nam tham gia dự thầu.

5. Tại sao cần tổ chức đấu thầu khi mua sắm công?

Mua sắm công được tổ chức theo dạng đấu thầu nhằm mục đích tìm kiếm, chọn lựa nhà đầu tư, nhà thầu có tiềm lực về kỹ thuật, chất lượng và có mức giá tối ưu nhất đối với ngân sách Nhà nước.

Đấu thầu là hình thức giúp tạo tính cạnh tranh, thúc đẩy phát triển năng lực cá nhân của doanh nghiệp một cách tích cực. Đồng thời, đối với việc mua sắm công thì hình thức đấu thầu còn tạo tính minh bạch, công bằng.

6. Bảo đảm dự thầu là gì?

Căn cứ tại Điều 4 Luật Đấu thầu 2013:

Bảo đảm dự thầu là hình thức ký quỹ, đặt cọc hoặc nộp thư bảo lãnh cho bên chủ thầu. Việc làm này nhằm đảm bảo nhà đầu tư, nhà thầu thực hiện trách nhiệm dự thầu theo đúng thời gian quy định đã đề ra.

Các khoản đảm bảo dự thầu sẽ được hoàn trả lại khi đấu thầu kết thúc trừ các trường hợp nhà thầu hoặc nhà đầu tư vi phạm quy định Luật Đấu thầu. 

7. Bảo đảm thực hiện hợp đồng là gì?

Tương tự như bảo đảm dự thầu, bảo đảm thực hiện hợp đồng là một khoản ký quỹ, đặt cọc nhằm đảm bảo nhà thầu hoặc nhà đầu tư sẽ thực hiện theo đúng các điều khoản đã ký kết trong hợp đồng nhận thầu.

mua-sam-cong

8. Có mấy phương thức mua sắm công?

Mua sắm công có hai phương thức chủ yếu được sử dụng phổ biến gồm:

- Phương thức mua sắm phân tán: các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp mua và sử dụng tài sản.

- Phương thức mua sắm tập trung: các đơn vị mua sắm tập trung cấp quốc gia hoặc cấp bộ, ngành, địa phương sẽ thực hiện mua theo hình thức đấu thầu và giao cho đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản.

9. Quy trình mua sắm công diễn ra như thế nào?

Tùy theo phương thức mà việc mua sắm công sẽ có những quy trình khác nhau, cụ thể:

Đối với phương thức mua sắm phân tán thì quy trình gồm những bước như sau:

- Bước 1: Lập dự toán ngân sách.

- Bước 2: Bàn giao ngân sách dự toán cho bộ phận chịu trách nhiệm.

- Bước 3: Tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà cung cấp.

- Bước 4: Tiến hành ký hợp đồng và thanh toán tiền.

Đối với phương thức mua sắm tập trung thì quy trình gồm những bước như sau:

- Bước 1: Lập dự toán ngân sách mua sắm tập trung.

- Bước 2: Bàn giao ngân sách dự toán mua sắm tập trung cho đơn vị mua sắm tập trung.

- Bước 3: Tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu.

- Bước 4: Ký thỏa thuận khung.

- Bước 5: Ký hợp đồng và thanh toán tiền.

- Bước 6: Bàn giao và tiếp nhận tài sản để hoàn tất quy trình.

10. Doanh nghiệp có lợi gì khi tham gia các dự án mua sắm công của Nhà nước?

Khi tham gia mua sắm công, doanh nghiệp sẽ biết thêm được nhiều thông tin, kiến thức hữu ích về mảng đấu thầu. Đồng thời vì mua sắm công là một hình thức đấu thầu mang tính chất cạnh tranh về năng lực cho nên khi tham gia, doanh nghiệp sẽ có cơ hội nâng cao tiềm lực của mình.

Thêm vào đó, có một số dự án đấu thầu sẽ đưa ra các yêu cầu dự thầu khá khắt khe nên doanh nghiệp sẽ cần tích lũy kinh nghiệm, năng lực. Hoặc tìm kiếm các đối tác có tiềm lực mạnh để hợp tác thông qua đó đẩy năng lực của bản thân đi lên.

Sau khi xem qua những thông tin trên, Nếu Quý khách cần tư vấn, hãy liên hệ Công ty Luật DHLaw chuyên cung cấp các dịch vụ pháp lý liên quan đến: Thừa kế; Đất đai; Doanh nghiệp; Hôn nhân – Gia đình;…. để được hỗ trợ.

Xem thêm:

      >> Mã số thuế là gì? Ý nghĩa mã số thuế?

      >> Giải thể doanh nghiệp nước ngoài như thế nào?

_________________________________________

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Bộ phận Tư vấn DHLaw.
Add: 185 Nguyễn Văn Thương , Phường 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM. 
Hotline 24/24: 0909 854 850
Email: contact@dhlaw.com.vn

Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng!
Trân trọng./.


Tư vấn pháp luật miễn phí

Pháp lý là một trong những lĩnh vực rất phức tạp

Nếu quý khách đang gặp rắc rối nào về pháp lý. Hãy để DHLaw giúp bạn!

Gọi tư vấnGọi tư vấn Yêu cầu gọi lạiYêu cầu dịch vụ
Chat zalo Chat Zalo Liên hệ qua Facebook Messenger Chat viber Chat Viber
Mở Đóng