vn us

Các Trường Hợp Tranh Chấp Đất Đai Của Hộ Gia Đình

 Các trường hợp tranh chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình hiện nay diễn ra khá phổ biến với nhiều yếu tố phức tạp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu các quy định pháp luật về vấn đề này nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Tranh chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình
Tranh chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình

1.Tranh chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình

Câu hỏi: 

Luật sư cho hỏi đất được cấp theo Nghị định 64 là đất đã giao cho hộ gia đình hay còn gọi đất ông bà được không? Nếu tranh chấp quyền sử dụng đất thì có giành được không?

Căn cứ pháp lý:

- Luật Đất đai 2013;

- Nghị định 64;

- Bộ luật Dân sự 2015.

Luật sư tư vấn:

Căn cứ quy định tại khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai 2013 thì: “Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất”.

Theo đó, tất cả những người mà được ghi nhận trong sổ hộ khẩu hoặc nằm trong danh sách được cấp đất theo Nghị định 64 sẽ có quyền sở hữu ngang nhau đối với phần đất được giao. Do đó, trong trường hợp một bên muốn mua bán, chuyển nhượng phần đất này thì phải được sự đồng ý hoặc có sự ủy quyền của những người đồng sở hữu còn lại.

Nhưng nếu như ông bà bạn mất mà chưa định đoạt tài sản thông qua thủ tục chuyển nhượng hoặc tặng cho thì thửa đất này sẽ được xác định là di sản thừa kế. Khi đó, phần di sản này sẽ được chia đều cho những người thừa kế theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015.

“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”.

Theo đó, những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất có thể thỏa thuận phân chia di sản thừa kế tại văn phòng công chứng hoặc khởi kiện tại Tòa án yêu cầu phân chia di sản thừa kế.

Trong trường hợp tranh chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình bị khởi kiện ra Tòa án, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bạn cần nêu rõ ý kiến của mình trước Tòa án và xuất trình các giấy tờ có liên quan để chứng minh quyền sử dụng hợp pháp đối với thửa đất trên.

Nếu phát sinh tranh chấp quyền sử dụng đất đối với thửa đất này, vui lòng liên hệ Luật sư DHLaw để chúng tôi đưa ra hướng giải quyết về trường hợp của bạn.

Các câu hỏi thường gặp:

2.Các trường hợp nào được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hộ gia đình?

Người sử dụng đất đang sử dụng đất ổn định có giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ khác theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 thì được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mà không phải nộp tiền sử dụng đất.

Căn cứ xác định sử dụng đất ổn định được quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, “Sử dụng đất ổn định là việc sử dụng đất liên tục vào một mục đích chính nhất định kể từ thời điểm bắt đầu sử dụng đất vào mục đích đó đến thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”

3.Có một trong các giấy tờ sau (quy định tại khoản 1 Điều 100 Luật Đất đai 2013):

“a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;

d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

đ) Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;

e) Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;

g) Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ.”

Quyền sử dụng đất cho hộ gia đình là tài sản chung hay riêng?

Quyền sử dụng đất nếu được cấp cho hộ gia đình thì nó thuộc tài sản chung của các thành viên trong hộ. Các thành viên có quyền sử dụng, định đoạt ngang nhau. Nếu quyền sử dụng đất được cấp cho cá nhân thì người đó được toàn quyền sử dụng và định đoạt thửa đất đó.

4.Phương thức sử dụng đất của hộ gia đình

Căn cứ tại khoản 2 Điều 212 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về sở hữu chung của các thành viên gia đình, thì việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận.

Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “CÁC TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT CỦA HỘ GIA ĐÌNH”. Nếu Quý khách hàng có nhu cầu được hỗ trợ tư vấn, có thể liên hệ với chúng tôi bằng cách thức sau:

Tư vấn 24/7: Mọi thắc về pháp luật dành cho người Việt Kiều sẽ được đội ngũ luật sư cũng như pháp lý sẽ giải đáp một cách nhanh chóng và chính xác nhất;

Tiết kiệm thời gian, chi phí: Quý khách có thể liên hệ với Công ty Luật DHLaw qua số Hotline để được tư vấn. DHLaw sẽ tư vấn trực tiếp cho Quý khách hàng qua điện thoại. Khi sử dụng dịch vụ pháp lý của DHLaw, đội ngũ pháp lý chúng tôi sẽ đến tận nhà quý khách hàng để nhận hồ sơ;

Bảo mật thông tin: DHLaw cam kết bảo mật tất cả các thông tin tin cá nhân và tài liệu Qúy khách hàng cung cấp;

Chất lượng dịch vụ uy tín – chuyên nghiệp: DHLaw có đội ngũ luật sư, chuyên gia pháp lý có kinh nghiệm và chuyên môn cao, đã từng xử lý hàng ngàn hồ sơ phức tạp. Chúng tôi tự tin sẽ đem đến cho Quý khách hàng dịch vụ Tư vấn pháp luật cho Kiều bào Việt với sự chuyên nghiệp, uy tín cao, Quý khách hàng sẽ nhận được nhiều hơn so với chi phí đã bỏ ra khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.

Ngoài ra, công ty luật DHLaw còn cung cấp các dịch vụ: Tư vấn Luật Doanh nghiệp, Tư vấn Luật Sở hữu trí tuệ, Tư vấn Luật Thừa kế, Tư vấn Luật Đất đai, Tư vấn Luật Hôn nhân – Gia đình, Tranh chấp đất đai … Hãy để DHLaw giải quyết vấn đề của bạn.

_

Liên hệ ngay để được tư vấn miễn phí!
Liên hệ ngay để được tư vấn miễn phí!

________________________________________

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Bộ phận Tư vấn Luật DHLaw.
Add: 185 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM. 
Hotline 24/24: 0939 965 000
Email: contact@dhlaw.com.vn

Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng!
Trân trọng./.


Tư vấn pháp luật miễn phí

Pháp lý là một trong những lĩnh vực rất phức tạp

Nếu quý khách đang gặp rắc rối nào về pháp lý. Hãy để DHLaw giúp bạn!

Gọi tư vấnGọi tư vấn Yêu cầu gọi lạiYêu cầu dịch vụ
Chat zalo Chat Zalo Liên hệ qua Facebook Messenger Chat viber Chat Viber
Mở Đóng