vn us

Người nước ngoài có được quyền mua - bán, sở hữu nhà đất tại Việt Nam không?

Người nước ngoài có được quyền mua - bán, sở hữu nhà đất tại Việt Nam không? là câu hỏi của khá nhiều Khách hàng hiện nay. Công ty Luật DHLaw sẽ tư vấn và giải đáp một cách chi tiết và rõ ràng nhất về vấn đề này cho những ai đang quan tâm.

Người nước ngoài có được quyền mua - bán, sở hữu nhà đất tại Việt Nam không?

Kinh tế phát triển, đất nước hội nhập, việc có nhiều Người nước ngoài muốn sinh sống và làm việc ở Việt Nam ngày càng phổ biến. Do đó, nhu cầu nhà đất cho người nước ngoài càng tăng cao. Tuy nhiên, một câu hỏi lớn được đặt ra ở đây là: Người nước ngoài có được quyền mua nhà đất tại Việt Nam hay không? Câu trả lời là KHÔNG. Vậy cơ sở pháp lý nào để khẳng định điều trên? Hãy cùng DHLaw tham khảo bài viết dưới đây.

 

Cơ sở pháp lý

  • Luật Đất đai 2013 của Quốc hội ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2013;
  • Luật Nhà ở 2014 của Quốc hội ban hành ngày 25 tháng 11 năm 2014.

 

Quy định Người nước ngoài mua nhà đất tại Việt Nam

 

Đối tượng nhận quyền sử dụng đất theo luật đất đai 2013

Theo quy định của điều 5 Luật Đất đai năm 2013 về những đối tượng được nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất bao gồm:

1. Tổ chức trong nước gồm:

  • Cơ quan nhà nước;
  • Đơn vị vũ trang nhân dân;
  • Tổ chức chính trị;
  • Tổ chức chính trị - xã hội;
  • Tổ chức kinh tế;
  • Tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp;
  • Tổ chức xã hội;
  • Tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
  • Tổ chức sự nghiệp công lập;
  • Tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự (sau đây gọi chung là tổ chức);

2. Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá nhân);

3. Cộng đồng dân cư gồm:

  • Cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố;
  • Điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ;

4. Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo;

5. Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm:

  • Cơ quan đại diện ngoại giao;
  • Cơ quan lãnh sự;
  • Cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận;
  • Cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc;
  • Cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ;
  • Cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ;

6. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch;

7. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Như vậy theo quy định trên thì Người nước ngoài không thuộc đối tượng được quyền mua đất, sở hữu đất tại Việt Nam.

Đối tượng được sở hữu nhà theo luật nhà ở 2014

Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho Người nước ngoài đang làm việc và sinh sống lâu dài tại Việt Nam và Kiều bào Việt đang có ý định về Việt Nam định cư, Quốc hội đã ban hành Luật nhà ở năm 2014. Trong đó quy định Người nước ngoài và Việt kiều có quyền mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Điều này được thể hiện rõ qua điều 159 Luật Nhà ở 2014 quy định Đối tượng được sở hữu nhà ở và hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài:

1. Đối tượng tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:

a) Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;

b) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài);

c) Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.

2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức sau đây:

a) Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;

b) Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.

Từ những cơ sở pháp lý trên, có thể kết luật rằng Người nước ngoài không được quyền mua đất, sở hữu đất tại Việt Nam nhưng Người nước ngoài có quyền mua và sở hữu nhà tại Việt Nam.

Liên hệ nhận tư vấn miễn phí

Trên đây là những thông tin cơ bản liên quan đến vấn đề Người nước ngoài có được quyền mua - bán, sở hữu nhà đất tại Việt Nam không? mà Công ty Luật DHLaw muốn gửi đến Qúy khách hàng. Để được tư vấn và hướng dẫn một cách chi tiết về thủ tục Người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam, Qúy khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:

Xem thêm:

_________________________________________

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Bộ phận Tư vấn DHLaw.
Add: 185 Nguyễn Văn Thương , Phường 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM. 
Hotline 24/24: 0909 854 850
Email: contact@dhlaw.com.vn

Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng!
Trân trọng./.

 


    Tư vấn pháp luật miễn phí

    Pháp lý là một trong những lĩnh vực rất phức tạp

    Nếu quý khách đang gặp rắc rối nào về pháp lý. Hãy để DHLaw giúp bạn!

    Gọi tư vấnGọi tư vấn Yêu cầu gọi lạiYêu cầu dịch vụ
    Chat zalo Chat Zalo Liên hệ qua Facebook Messenger Chat viber Chat Viber
    Mở Đóng