vn us

Thủ tục người Việt kiều mua nhà tại Việt Nam

Thủ tục người Việt kiều mua nhà tại Việt Nam là thủ tục pháp lý mà rất nhiều Kiều bào Việt quan tâm hiện nay. Nhưng vì lĩnh vực Đất đai có thêm yếu tố nước ngoài nên thủ tục này có phần phức tạp hơn.

DHLaw tự hào là một trong những Công ty luật chuyên nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh. DHLaw sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ tốt nhất cho Quý khách hàng trong việc thực hiện thủ tục. Công ty Luật DHLaw sẽ giúp Kiều bào Việt yên tâm hơn trong việc sở hữu nhà tại Việt Nam.

 

Hiện nay pháp luật Việt Nam hay cụ thể là Luật nhà ở 2014, đã có những quy định rất mở cửa cho đối tượng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài (Việt kiều), muốn mua nhà ở trong nước để sinh sống. Mặc dù, Thủ tục Việt kiều sở hữu nhà tại Việt Nam hiện nay không quá khó khăn và quyền mua nhà ở của Việt kiều không khác nhiều so với người Việt trong nước.

Nhưng để tham gia vào các giao dịch nhà đất tại Việt Nam thì Kiều bào cần phải chứng minh được mình đã từng là người Việt Nam và hiện đang định cư ở nước ngoài. Đồng thời, còn phải nắm rõ những quy định của Luật Đất đai, để có thể hạn chế tối đa rủi ro đối với những giao dịch có giá trị lớn. DHLaw sẽ cung cấp một số thông tin cơ bản dưới đây để Kiều bào có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này.
 

Điều kiện để người Việt Kiều mua nhà ở Việt Nam

Thế nào là người Việt Kiều?

Luật pháp Việt Nam nêu khái niệm người Việt Kiều tại Khoản 3 Điều 3 Luật Quốc tịch năm 2008. Cụ thể như sau:

Điều 3: Giải thích từ ngữ

3. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.

Theo đó, có thể hiểu Việt kiều là người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài. Do đó, chính sách mua nhà cho người Việt kiều sẽ được áp dụng theo chính sách mua nhà dành cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Giấy tờ chứng minh đối tượng được sở hữu nhà ở

Những giấy tờ này được quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định 99/2015/NĐ-CP

Điều 5. Giấy tờ chứng minh đối tượng được sở hữu nhà ở

2. Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải có giấy tờ theo quy định sau đây:

a) Trường hợp mang hộ chiếu Việt Nam thì phải còn giá trị và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu;

b) Trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài thì phải còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu và kèm theo giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam do Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan quản lý về người Việt Nam ở nước ngoài cấp hoặc giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở

Điểm b Khoản 2 Điều 8 Luật Nhà ở 2014 quy định về điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở như sau:

Điều 8. Điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở

2. Có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức sau đây:

b) Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thông qua hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản); mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật;

Đối tượng người Việt kiều mua nhà tại Việt Nam

Đầu tiên để được sở hữu một căn nhà tại Việt Nam thì Việt kiều phải được Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam từ 3 tháng trở lên (có visa 3 tháng). Hẳn rằng điều này thì bất kỳ người Việt kiều nào cũng đáp ứng được. Điều thứ hai, Việt kiều phải là một trong những đối tượng sau:

Đối tượng 1: Là Việt kiều có quốc tịch Việt Nam

Việt kiều thuộc đối tượng này có quyền được sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Họ có quyền mua, nhận thừa kế hay nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án phát triển nhà ở của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản để xây dựng nhà ở cho bản thân và các thành viên trong gia đình tại Việt Nam.

Đối tượng 2: Là Việt kiều mà thuộc một trong những trường hợp sau:

- Người có công với Tổ Quốc

  • Người được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi;
     
  • Người có công với cách mạng; có đầy đủ giấy tờ chứng minh được hưởng chế độ ưu đãi do Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp;
     
  • Người có những thành tích đóng góp trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước. Được Chủ tịch nước tặng thưởng Huy chương, Huân chương và được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen;
     
  • Người tham gia vào Ban Chấp hành các tổ chức chính trị - xã hội của Việt Nam. Của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ cấp tỉnh trở lên được các tổ chức này xác nhận;
     
  • Người được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương hội, là nòng cốt các phong trào; tổ chức của Kiều bào có quan hệ với trong nước.
     
  • Người có những đóng góp, giúp đỡ tích cực cho các Cơ quan đại diện hoặc các hoạt động đối ngoại của Việt Nam ở nước ngoài được Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài hoặc Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài xác nhận.

- Nhà văn hoá, nhà khoa học

  • Người được phong học hàm, học vị về khoa học, giáo dục, văn hoá - nghệ thuật, thể dục - thể thao của Việt Nam hoặc của nước ngoài. Các chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế - xã hội đang làm việc tại Việt Nam;
     
  • Được lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Thủ trưởng các trường đại học, cao đẳng, học viện; viện nghiên cứu của Việt Nam mời về làm chuyên gia, cộng tác viên, giảng dạy và có xác nhận của Cơ quan; Tổ chức mời về việc đối tượng này đang làm việc tại Cơ quan, Tổ chức đó.

- Người có chuyên môn

+ Kỹ năng đặc biệt có giấy xác nhận về chuyên môn; kỹ năng của hiệp hội; hội nghề nghiệp Việt Nam hoặc của cơ quan cấp Bộ phụ trách lĩnh vực chuyên môn.

+ Kỹ năng kèm theo Giấy phép hành nghề chuyên môn tại Việt Nam do Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (đối với trường hợp pháp luật yêu cầu phải có giấy phép hành nghề).

+ Giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (đối với trường hợp pháp luật không yêu cầu phải có giấy phép hành nghề).

- Người có vợ hay chồng là công dân Việt Nam

Việt kiều có vợ hay chồng là công dân Việt Nam đang sinh sống ở trong nước. Có Giấy tờ chứng nhận kết hôn do Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước ngoài cấp. Có kèm theo hộ khẩu thường trú. Giấy chứng minh nhân dân của vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam ở trong nước.

Đối tượng 3: Là Việt kiều không thuộc hai đối tượng trên

Nếu không thuộc hai đối tượng trên, người Việt Kiều chỉ có thể sở hữu một căn nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ chung cư. Đồng thời phải đảm bảo có hai loại giấy tờ gồm:

Trong trường hợp này, nếu đang sở hữu nhà ở tại Việt Nam mà được thừa kế hoặc được tặng cho nhà ở khác thì chỉ được chọn sở hữu một nhà ở.  Đối với nhà ở còn lại thì được quyền tặng cho hoặc bán cho các đối tượng khác và được hưởng giá trị.

Giấy tờ để thực hiện thủ tục Việt kiều mua nhà tại Việt Nam

- Giấy tờ chứng minh có quốc tịch Việt Nam hoặc có gốc Việt Nam:

  • Đối với người có quốc tịch Việt Nam: phải có hộ chiếu Việt Nam còn giá trị. Trong trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài thì phải có một trong các giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch;
     
  • Đối với người gốc Việt Nam: phải có hộ chiếu nước ngoài và phải thực hiện thủ tục xác nhận người gốc Việt Nam (giấy xác nhận nguồn gốc Việt Nam do Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp để chứng minh có gốc Việt Nam).

- Giấy tờ chứng minh điều kiện cư trú tại Việt Nam:

  • Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu Việt Nam thì phải có Sổ tạm trú; Giấy tờ xác nhận về việc đăng ký tạm trú tại địa phương;
     
  • Đối với người mang hộ chiếu nước ngoài thì phải có Thẻ tạm trú Có dấu chứng nhận tạm trú đóng vào hộ chiếu với thời hạn được tạm trú tại Việt Nam từ 3 tháng trở lên. 

Thủ tục Việt kiều sở hữu nhà tại Việt Nam

Hồ sơ cần chuẩn bị

  • Đơn đề nghị xin cấp Giấy chứng nhận (theo mẫu);
     
  • Các giấy tờ chứng minh về việc người đề nghị thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Giấy tờ chứng minh về nguồn gốc, quốc tịch Việt Nam của người đề nghị;
     
  • Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (công chứng);
     
  • Giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng nhân thân (bản sao);
     
  • Biên lai nộp nghĩa vụ tài chính (bản chính).

Trình tự thủ tục

  • Bước 1: Nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận tại Văn phòng đăng ký đất đai;
     
  • Bước 2: Văn phòng đăng ký đất đai kiểm tra hồ sơ nếu đủ điều kiện thì gửi thông tin địa chính đến Cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính;
     
  • Bước 3: Thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có);
     
  • Bước 4: Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính; cơ sở dữ liệu đất đai, trao giấy chứng nhận cho Việt kiều;
     
  • Bước 5: Tiến hành nộp Lệ phí địa chính.

Quý khách có thể liên hệ với chúng tôi để được hổ trợ. Với đội ngũ luật sư và chuyên viên tư vấn nhiều kinh nghiệm, yêu nghề, tận tụy với công việc, hết lòng với khách hàng. DHLaw - sẵn sàng tư vấn và thực hiện các yêu cầu về các vấn đề pháp lý cho người Việt kiều. Hỗ trợ Quý khách hàng từ những công việc đầu tiên; từ khâu chuẩn bị giấy tờ, thực hiện thủ tục người việt kiều mua nhà tại Việt Nam cho đến khi có Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.

      —————————————————————————–

      Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

      Bộ phận Tư vấn DHLaw
      Add: 185 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM.
      Hotline 24/24: 0909 854 850
      Email: contact@dhlaw.com.vn

      Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng!
      Trân trọng./.

      Xem thêm:

      >> Dịch vụ tư vấn Luật Đất đai uy tín tại TP. HCM


      Tư vấn pháp luật miễn phí

      Pháp lý là một trong những lĩnh vực rất phức tạp

      Nếu quý khách đang gặp rắc rối nào về pháp lý. Hãy để DHLaw giúp bạn!

      Gọi tư vấnGọi tư vấn Yêu cầu gọi lạiYêu cầu dịch vụ
      Chat zalo Chat Zalo Liên hệ qua Facebook Messenger Chat viber Chat Viber
      Mở Đóng