Khi có nhu cầu thay đổi, chuyển đổi hộ khẩu thì bạn cần phải điền vào tờ khai các thông tin bắt buộc theo quy định. Tuy nhiên, việc điền thông tin vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu không phải ai cũng biết và điều đó đã làm không ít người gặp khó khăn. Do đó, trong bài viết này, Luật DHLaw sẽ hướng dẫn cách ghi phiếu báo thay đổi hộ khẩu. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
- Viết chữ rõ ràng, cùng một loại mực, không viết tắt.
- Nếu không biết chữ hoặc không tự kê khai được thì nhờ người khác kê khai hộ. Người kê khai hộ phải ký, ghi rõ họ tên.
- Không tự ý tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung đã ghi.
- Căn cứ vào giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, CMND (hoặc căn cước công dân), hộ chiếu... để ghi thông tin cá nhân cho chính xác.
Mục Kính gởi: Công an cấp quận, huyện, thành phố hoặc cấp xã (nơi bạn đến làm thủ tục)
Người viết phiếu báo là người trực tiếp kê khai thông tin vào mẫu.
- Mục “Họ và tên”: Ghi bằng chữ in hoa, đủ dấu;
- Mục “Giới tính”: Nam hoặc Nữ;
- Mục “CMND số” và mục “Hộ chiếu số”: Ghi đầy đủ số CMND (hoặc số căn cước công dân) và số hộ chiếu (nếu có cả hai giấy tờ này);
- Mục “Nơi thường trú”: Ghi theo địa chỉ trong sổ hộ khẩu;
- Mục“Địa chỉ chổ ở hiện nay”: Ghi theo địa chỉ hiện tại đang ở. Địa chỉ chỗ ở hiện nay có thể khác với nơi thường trú.
Lưu ý: Người viết phiếu báo ở phần I và Người có thay đổi nhân khẩu, hộ khẩu ở phần II có thể giống hoặc khác nhau (ví dụ: chủ hộ viết thay cho người có thay đổi hoặc trong trường hợp có nhiều người trong hộ khẩu cùng thay đổi và cử ra 1 người đại diện viết phiếu báo).
- Mục “Họ và tên” và mục “Giới tính”: Ghi như hướng dẫn ở phần I;
- Mục “Ngày, tháng, năm sinh”: Ghi ngày, tháng, năm dương lịch (theo giấy khai sinh); ghi 02 chữ số cho ngày sinh, 02 chữ số cho các tháng sinh là tháng 01 và tháng 02, 04 chữ số cho năm sinh;
- Mục “Dân tộc”: Ghi theo giấy khai sinh;
- Mục “Quốc tịch”: Ghi "Việt Nam" hoặc quốc tịch khác (nếu có);
- Mục “CMND số” và mục “Hộ chiếu số”: Ghi như hướng dẫn ở phần I;
- Mục “Nơi sinh”: Ghi theo giấy khai sinh;
- Mục “Quê quán” (hoặc Nguyên quán): Ghi theo giấy khai sinh;
- Mục “Nghề nghiệp, nơi làm việc”: Ghi rõ hiện nay làm công việc chính là gì, tên cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa chỉ nơi làm việc;
- Mục “Nơi thường trú” và mục “Địa chỉ chổ ở hiện nay”: Ghi như hướng dẫn ở trên;
- Mục “Họ và tên chủ hộ” và “Quan hệ với chủ hộ” ghi như sau:
Nếu điều chỉnh thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú (như chuyển khẩu; xóa đăng ký thường trú, xóa tạm trú, tách hộ); đổi, cấp lại sổ hộ khẩu, sổ tạm trú hoặc xác nhận trước đây đã đăng ký thường trú...thì ghi họ, tên chủ hộ, quan hệ với chủ hộ theo sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.
- Mục “Nội dung thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu”: Ghi tóm tắt nội dung thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu. Ví dụ: Đăng ký thường trú, tạm trú; thay đổi nơi đăng ký thường trú, tạm trú; xin tách sổ hộ khẩu; tách hộ cùng nhà, nhập khẩu cho con (nhập sinh), điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, bị mất số hộ khẩu xin cấp lại...
- Mục "Những người cùng thay đổi": Ghi thông tin cá nhân,mối quan hệ của những người có cùng có thay đổi với người ở khai ở Phần II.
- Mục “Ý KIẾN CỦA CHỦ HỘ” (ở cuối mẫu): Ghi rõ ý kiến của chủ hộ. “Đồng ý cho tách sổ hộ khẩu"; chủ hộ ký và ghi rõ họ, tên, điền đầy đủ ngày, tháng, năm.
Nội dung về cách trình bày phiếu báo thay đổi hộ khẩu cơ bản được thể hiện như trên. Nếu bạn đọc còn điều gì thắc mắc cho nội dung trình bày trên hoặc có câu hỏi nào liên quan đến việc thay đổi hộ khẩu thì có thể liên hệ với Luật DHLaw để được tư vấn cụ thể hơn.
Bên cạnh việc điền thông tin vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu thì khâu thực hiện thủ tục chuyển khẩu sau khi ly hôn cũng rất quan trọng. Bạn đọc có thể tham khảo thêm tại đây.
_________________________________________
Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:
Bộ phận Tư vấn DHLaw.
Add: 185 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM.
Hotline 24/24: 0909 854 850
Email: contact@dhlaw.com.vn
Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng!
Trân trọng./.