vn us

Một số quyền lợi người phụ nữ nên biết khi ly hôn

Vợ, chồng đi đến quyết định ly hôn có lẽ là trường hợp bất đắc dĩ chứ không ai mong muốn. Dù vậy, khi ly hôn pháp luật luôn đảm bảo những quyền lợi tốt nhất cho người phụ nữ. Quyền lợi của người phụ nữ được đảm bảo ra sao mời bạn đọc tham khảo bài viết: Một số quyền lợi người phụ nữ nên biết khi ly hôn.

Một số quyền lợi người phụ nữ nên biết khi ly hôn

1. Vợ đang mang thai chồng không được yêu cầu ly hôn

Pháp luật quy định vợ, chồng đều có quyền yêu cầu ly hôn khi mục đích hôn nhân không đạt được. Tuy nhiên, để bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ và trẻ em thì tại khoản 3 Điều 51 Luật hôn nhân gia đình lại quy định:

“Chồng không được yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang mang thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”

Mặc dù Luật quy định chồng không được ly hôn khi vợ thuộc các trường hợp nêu trên, nhưng nếu mục đích của cuộc hôn nhân không đạt được thì người vợ đang mang thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi vẫn có quyền yêu cầu ly hôn.

Tóm lại, luật chỉ không chồng chồng ly hôn chứ không cấm vợ đang có thai, sinh con, nuôi con dưới 12 tháng tuổi yêu cầu ly hôn.

Vợ đang mang thai chồng không được yêu cầu ly hôn

2. Vợ ở nhà nuôi con khi ly hôn vẫn được coi là lao động có thu nhập

Khi ly hôn về nguyên tắc tại khoản 2 Điều 59 thì tài sản chung của vợ, chồng sẽ được chia đôi nhưng có căn cứ vào hoàn cảnh gia đình, công sức đóng góp,...Đồng thời, quy định này cũng khẳng định: lao động của vợ chồng trong gia đình được coi là lao động có thu nhập.

Cụ thể hơn, công việc nội trợ của người phụ nữ và các công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi là lao động có thu nhập.

Như vậy, nếu vợ chỉ làm công việc nội trợ trong gia đình thì vẫn được coi là lao động có thu nhập và không phân biệt với chồng đi làm ở bên ngoài. Do đó, khi ly hôn tài sản sẽ được chia đôi khi ly hôn.

Chi tiết bạn có thể xem thêm tại đây: Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ, chồng khi ly hôn

3. Vợ được trực tiếp nuôi con dưới 36 tháng tuổi

Khi ly hôn không chỉ mới quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng chấm dứt mà mối quan hệ giữa cha, mẹ và con cũng có sự thay đổi.

Vợ được trực tiếp nuôi con dưới 36 tháng tuổi

Khi ly hôn cha, mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con nhưng việc trực tiếp nuôi con thì chỉ có một trong hai cha hoặc mẹ. Việc trực tiếp nuôi con này trước hết do cha, mẹ tự thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Tại Điều 81 Luật HNGĐ thì:

- Con từ đủ 07 tuổi trở lên phải xem xét nguyện vọng của con;

- Con dưới 36 tháng tuổi thì mẹ sẽ là người trực tiếp nuôi. Tuy nhiên, nếu người mẹ không đủ điều kiện để nuôi dưỡng hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác mà phù hợp với lợi ích của con thì có thể giao cho người cha nuôi.

Người không trực tiếp nuôi con sẽ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con và tôn trọng quyền được sống chung của con với người còn lại.

Để biết thêm thông tin chi tiết về quy định quyền nuôi con sau khi ly hôn bạn đọc có thể tham khảo bài viết trước đó chúng tôi có chia sẻ.

Trên đây là những quyền lợi mà người phụ nữ cần phải biết khi ly hôn. Còn bất cứ vấn đề gì thắc mắc, bạn đọc có thể liên hệ với Luật sư DHLaw để được tư vấn miễn phí. Hoặc nếu bạn đang muốn ly hôn và muốn giải quyết nhanh nhằm hạn chế rủi ro nếu mình tự tiến hành thì có thể sử dụng gói dịch vụ ly hôn nhanh của đơn vị chúng tôi. Dịch vụ ly hôn nhanh của chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết từ A-Z.

_________________________________________

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Bộ phận Tư vấn DHLaw.
Add: 185 Nguyễn Văn Thương , Phường 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM. 
Hotline 24/24: 0909 854 850
Email: contact@dhlaw.com.vn

Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng!
Trân trọng./.


Tư vấn pháp luật miễn phí

Pháp lý là một trong những lĩnh vực rất phức tạp

Nếu quý khách đang gặp rắc rối nào về pháp lý. Hãy để DHLaw giúp bạn!

Bài viết liên quan
Gọi tư vấnGọi tư vấn Yêu cầu gọi lạiYêu cầu dịch vụ
Chat zalo Chat Zalo Liên hệ qua Facebook Messenger Chat viber Chat Viber
Mở Đóng