Khu công nghiệp là khu tập trung các doanh nghiệp lớn chuyên sản xuất các mặt hàng công nghiệp, vì vậy nó được xem là điểm đặt chân lý tưởng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước muốn phát triển kinh doanh. Tuy nhiên, việc quyết định đầu tư vào khu công nghiệp có thể là một lựa chọn khá phức tạp nếu bạn chưa tìm hiểu kỹ về nó. Do đó, bài viết tư vấn đầu tư khu công nghiệp dưới đây Luật DHLaw sẽ giúp các nhà đầu tư nắm được những thông tin cần thiết.
Là một nhà đầu tư khi muốn đầu tư công nghiệp thì việc đầu tiên cần quan tâm đó chính là không gian. Không gian chính là ranh giới để xác định hàng rào công nghiệp. Vì mọi hoạt động sản xuất bên trong khu công nghiệp không chỉ được điều chỉnh bằng quy định của pháp luật hiện hành mà còn phải tuân thủ những quy chế pháp lý riêng.
Lĩnh vực sản xuất chủ yếu của các danh nghiệp trong khu công nghiệp là sản xuất và phục vụ cho sản xuất vì thế mà chức năng hoạt động là vấn đề thứ 2 mà nhà đầu tư cần biết.
Tiếp theo là quy hoạch thành lập: khu công nghiệp không phải là khu vực được thành lập tự phát mà được thành lập trên cơ sở quy hoạch nên Nhà nước sẽ thiết lập những môi trường đầu tư thuận lợi với hệ thông cơ sở hạ tầng đồng bộ.
Cuối cùng nhà đầu tư cần có định hướng phát triển để đáp ứng được mục tiêu mà mình đặt ra.
- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
- Nhà đầu tư đề xuất dự án đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm,...
- Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư: bản sao quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các giấy tờ tương đương khác đối với nhà đầu tư là tổ chức hoặc bản sao Hộ chiếu hoặc Chứng minh nhân dân đối với nhà đầu tư là cá nhân.
- Tài liệu báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư trong 02 năm gần nhất;
- Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
Bước 1: Nhà đầu tư tìm kiếm khu công nghiệp thích hợp và thỏa thuận với công ty hạ tầng về vị trí, diện tích, dịch vụ tiện ích, giá, phí và phương thức thanh toán.
Bước 2: Sau khi thỏa thuận hoàn tất, công ty hạ tầng trình Ban Quản lý Khu kinh tế cho chủ trương tiếp nhận đầu tư.
Bước 3: Sau khi có chủ trương tiếp nhận, nhà đầu tư và công ty hạ tầng tiến hành ký hợp đồng thuê đất hay chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc thuê nhà xưởng
Bước 4: Nhà đầu tư nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư tại Ban quản lý khu công nghiệp
Bước 5: Nhà đầu tư và công ty hạ tầng tiến hành bàn giao mặt bằng.
Khi bắt đầu với việc đầu tư các nhà đầu tư thường lo ngại về thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp. Do đó, việc tìm kiếm và lựa chọn dịch vụ hỗ trợ ngay lúc này là điều hết sức cần thiết. Dịch vụ hỗ trợ sẽ giúp bạn soạn thảo và quản lý hợp đồng thuê, giấy phép,...giúp bạn tiết kiệm được thời gian và chi phí, nhờ đó có thể tập trung hơn vào hoạt động kinh doanh.
Với kiến thức chuyên môn sâu rộng và am hiểu sâu sắc về chính sách, môi trường đầu tư tại Việt Nam nên sẽ giúp nhà đầu tư đưa ra những giải pháp tốt và phù hợp nhất.
Dịch vụ tư vấn đầu tư trọn gói do Luật DHLaw cung cấp bao gồm:
- Tư vấn về chính sách đầu tư công nghiệp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
- Tư vấn cho nhà đầu tư về thủ tục xin cấp Giấy phép đầu tư/Đăng ký Kinh doanh và khả năng được cấp phép trong bối cảnh của từng dự án cụ thể;
- Tư vấn về thủ tục xin cấp phép đầu tư và hỗ trợ khách hàng soạn thảo tất cả các tài liệu cần thiết theo luật định cho việc xin cấp phép đầu tư;
- Lập Hồ sơ xin đăng ký đầu tư và các ưu đãi đầu tư;
- Lập Hồ sơ xin cấp Giấy phép đầu tư và các ưu đãi đầu tư;
- Đại diện cho nhà đầu tư nộp đơn xin cấp phép đầu tư và theo dõi tiến trình cấp phép tại cơ quan có thẩm quyền;
Trên đây là những nội dung về vấn đề đầu tư khu công nghiệp mà Luật DHLaw muốn gửi đến Khách hàng, nếu Khách hàng cần thêm thông tin hoặc bất kỳ thắc mắc nào thì có thể liên hệ với luật sư chúng tôi để được hỗ trợ thêm.
Bộ phận Tư vấn DHLaw.
Add: 185 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM.
Hotline 24/24: 0909 854 850
Email: contact@dhlaw.com.vn
Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng!
Trân trọng./.