vn us

12 Điểm mới nhất của Bộ luật dân sự (Cập nhật 2020)

Bộ luật dân sự mới nhất hiện nay có thay đổi gì? BLDS 2015 có hiệu lực từ ngày: 01/01/2017. Tuy nhiên, quá trình áp dụng vẫn tồn tại một số bất cập. Do đó đã có nhiều sửa đổi, để phù hợp với thực tiễn cuộc sống. Sau đây DHLaw tổng hợp 12 điểm thay đổi lớn nhất của luật tính đến thời điểm hiện nay năm 2020.

Những thay đổi mới nhất của Bộ Luật Dân sự hiện hành
Những thay đổi mới nhất của Bộ Luật Dân sự tính đến năm 2020

1. Quy định quyền hưởng dụng

Tại Điều 159, Bộ luật dân sự 2015 quy định quyền hưởng dụng là một quyền khác đối với tài sản. 

Quyền này được hiểu là quyền của chủ thể được khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác trong một thời hạn nhất định.

Quyền hưởng dụng được xác lập theo quy định của luật, theo thoả thuận hoặc theo di chúc.

2. Bổ sung quy định độ tuổi lập di chúc

Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi được phép lập di chúc nếu:

Được lập thành văn bản

Được sự đồng ý về việc lập di chúc từ cha, mẹ hoặc người giám hộ. 

Còn nội dung định đoạt tài sản thuộc về quyền của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi.

3. Quy định thời hiệu thừa kế cụ thể hơn

Đây cũng là một nội dung rất đáng chú ý của Bộ luật Dân sự mới nhất 2019.

Bộ luật Dân sự 2005 trước đây không quy định về vấn đề này.

Theo đó, Điều 623 quy định, thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm với động sản kể từ thời điểm mở thừa kế. 

Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.

4. Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng

Điều 429 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: 

Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm; trước đây Bộ luật Dân sự 2005 quy định thời hiệu này là 02 năm.

5. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại

Điều 588 Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định: 

Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm; trước đây là 02 năm.

6. Thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản

Điều 161 Bộ luật Dân sự 2015 quy định chi tiết về thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản. 

Theo đó, thời điểm này thực hiện theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan; trường hợp luật không có quy định thì thực hiện theo thỏa thuận của các bên.

Trường hợp luật không quy định và các bên không có thỏa thuận thì thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là thời điểm tài sản được chuyển giao (thời điểm bên có quyền hoặc người đại diện hợp pháp của họ chiếm hữu tài sản).

Trường hợp tài sản chưa được chuyển giao mà phát sinh hoa lợi, lợi tức thì hoa lợi, lợi tức thuộc về bên có tài sản chuyển giao, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

7. Quy định cho phép chuyển đổi giới tính

Quy định về cho phép chuyển đổi giới tính lần đầu tiên được đưa vào Bộ luật Dân sự 2015. 

Theo đó, Điều 37 của Luật này quy định: Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định.

8. Pháp nhân cũng có thể là người giám hộ

Thay vì quy định chỉ cá nhân mới có quyền giám hộ như trước đây, Bộ luật Dân sự 2015 quy định pháp nhân cũng có quyền này.

Theo Điều 50, pháp nhân làm người giám hộ đáp ứng 2 điều kiện: Có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám hộ và có điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.

9. Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi

Đây là nội dung được bổ sung mới vào Bộ luật Dân sự 2015 nhằm bảo vệ đến cùng quyền và lợi ích hợp pháp người tham gia giao dịch.

Theo Điều 420, hoàn cảnh thay đổi cơ bản khi có các điều kiện như: 

Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng; Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về sự thay đổi hoàn cảnh…

Trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản, bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng trong một thời hạn hợp lý.

10. Luật cho phép thỏa thuận lãi suất

Theo Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015, lãi suất vay do các bên thỏa thuận, nhưng không vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn nêu trên thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

11. Thứ tự ưu tiên thanh toán trong thừa kế

Nội dung được quy định tại Điều 658 Bộ luật Dân sự 2015.

Cụ thể, các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự: 

Chi phí hợp lý cho việc mai táng; Tiền cấp dưỡng còn thiếu; Chi phí cho việc bảo quản di sản; Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ; Tiền công lao động; Tiền bồi thường thiệt hại; Thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách Nhà nước; Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân; Tiền phạt; Các chi phí khác.

12. Xác định quyền sử dụng đất là di sản thừa kế

Xác định quyền sở hữu đất đai là di sản thừa kế. Cụ thể, tại Mục II Nghị quyết số: 02/2004/NQ-HĐTP về thừa kế, tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất là di sản quy định định như sau:

1.1. Đối với đất do người chết để lại (không phân biệt có tài sản hay không có tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất) mà người đó đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003 thì quyền sử dụng đất đó là di sản.

1.2. Đối với trường hợp đất do người chết để lại mà người đó có một trong các loại giấy quy định tại các Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003, thì kể từ ngày 01/7/2004 quyền sử dụng đất đó cũng là di sản, không phụ thuộc vào thời điểm mở thừa kế.

1.3. Trường hợp người chết để lại quyền sử dụng đất mà đất đó không có một trong các loại giấy tờ được hướng dẫn tại tiểu mục 1.1 và tiểu mục 1.2 mục 1 này nhưng có di sản là nhà ở, vật kiến trúc khác (như: nhà bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh, giếng nước, nhà để ô tô, nhà thờ, tường xây làm hàng rào gắn với nhà ở, các công trình xây dựng trên đất được giao để sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh như nhà xưởng, kho tàng, hệ thống tưới, tiêu nước, chuồng trại chăn nuôi hay vật kiến trúc khác hoặc trên đất có các tài sản khác như cây lấy gỗ, cây lấy lá, cây ăn quả, cây công nghiệp hay các cây lâu năm khác) gắn liền với quyền sử dụng đất đó mà có yêu cầu chia di sản thừa kế, thì cần phân biệt các trường hợp sau:

a) Trong trường hợp đương sự có văn bản của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng chưa kịp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thì Toà án giải quyết yêu cầu chia di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất và quyền sử dụng đất đó.

b) Trong trường hợp đương sự không có văn bản của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng có văn bản của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền cho biết rõ là việc sử dụng đất đó không vi phạm quy hoạch và có thể được xem xét để giao quyền sử dụng đất, thì Toà án giải quyết yêu cầu chia di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất. Đồng thời phải xác định ranh giới, tạm giao quyền sử dụng đất đó cho đương sự để Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền tiến hành các thủ tục giao quyền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đương sự theo quy định của pháp luật về đất đai.

c) Trong trường hợp Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền có văn bản cho biết rõ việc sử dụng đất đó là không hợp pháp, di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất không được phép tồn tại trên đất đó, thì Toà án chỉ giải quyết tranh chấp về di sản là tài sản trên đất đó.

1.4. Trường hợp người chết để lại quyền sử dụng đất mà đất đó không có một trong các loại giấy tờ quy định tại tiểu mục 1.1, tiểu mục 1.2 mục 1 này và cũng không có di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất được hướng dẫn tại tiểu mục 1.3 mục 1 này, nếu có tranh chấp thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân theo quy định của pháp luật về đất đai.

Như vậy, DHLaw vừa trình bày về 12 thay đổi của Bộ luật dân sự mới nhất tính đến năm 2020. Những quy định, điều chỉnh mới nhằm bổ sung những hạn chế, làm rõ hơn những nội dung của Bộ luật dân sự 2015.

Hy vọng, những điểm thay đổi trên đây này sẽ phần nào giúp độc giả nắm rõ hơn những quy định mới nhất của luật dân sự. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc về luật dân sự nói chung và luật thừa kế tài sản nói riêng vui lòng gọi cho DHLaw qua hotline: 0909 854 850. Chúng tôi sẽ ghi nhận và giải đáp giúp bạn một cách nhanh nhất.

_________________________________________

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Bộ phận Tư vấn DHLaw.
Add: 185 Nguyễn Văn Thương , Phường 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM. 
Hotline 24/24: 0909 854 850
Email: contact@dhlaw.com.vn

Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng!
Trân trọng./.


Tư vấn pháp luật miễn phí

Pháp lý là một trong những lĩnh vực rất phức tạp

Nếu quý khách đang gặp rắc rối nào về pháp lý. Hãy để DHLaw giúp bạn!

Gọi tư vấnGọi tư vấn Yêu cầu gọi lạiYêu cầu dịch vụ
Chat zalo Chat Zalo Liên hệ qua Facebook Messenger Chat viber Chat Viber
Mở Đóng