Thi hành án dân sự là gì? Đây là một vấn đề khá phức tạp nếu không được trang bị cho mình một nguồn vốn kiến thức pháp luật kịp thời rất dễ tiền mất tật mang. Nắm được vấn đề cực kỳ quan trọng này nên đội ngũ Luật sư DHLaw nhanh chóng vào cuộc và bài viết bổ ích sau đây hi vọng sẽ giúp được Qúy khách hàng.
1. Khái niệm thi hành án dân sự
Thi hành án dân sự là hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự, người được thi hành án, người phải thi hành án và các chủ thể khác trong việc thực hiện bản án, quyết định đã có hiệu lực của tòa án.
Các hoạt động thi hành bản án:
- Bản án, quyết định về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh tế;
- Quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp;
- Quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hành chính;
- Quyết định về dân sự trong bản án;
- Các bản án khác do pháp luật quy định.
Căn cứ vào Luật Thi hành án dân sự 2014 đã sửa đổi, bổ sung về thời hạn tự nguyện thi hành án dân sự là 10 ngày. Trong trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án có hành vi tẩu thoát, hủy hoại tài sản thì Chấp hành viên áp dụng ngay biện pháp thi hành án tại Điều 66 bao gồm:
- Phong tỏa tài khoản;
- Tạm giữ tài sản, giấy tờ;
- Tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản.
Tại khoản 5 Điều 115 quy định số tiền thi hành án thanh toán theo thứ tự sau:
- Tiền cấp dưỡng;
- Tiền lương, tiền công lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp mất sức lao động;
- Tiền bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tổn thất về tinh thần;
- Án phí, lệ phí Tòa án;
- Các khoản phải thi hành án khác theo bản án, quyết định.
Điều 46 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định, khi hết thời hạn tự nguyện thi hành án, người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án thì bị cưỡng chế. Quyết định cưỡng chế thi hành án phải được gửi cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi tổ chức cưỡng chế thi hành án, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện quyết định cưỡng chế thi hành án.
Điều 2 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định những bản án, quyết định sau đây của Toà án cấp sơ thẩm được thi hành ngay, mặc dù có thể bị kháng cáo, kháng nghị:
- Bản án, quyết định về cấp dưỡng, trả lương, trả công lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp mất sức lao động hoặc bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tổn thất về tinh thần, nhận người lao động trở lại làm việc;
- Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Thực hiện việc thi hành án liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và người thân trong gia đình là một trong những nội dung liên quan đến những việc Chấp hành viên không được làm theo quy định tại Điều 21 Luật Thi hành án dân sự 2008, bao gồm:
- Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi;
- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Chấp hành viên, của vợ hoặc chồng của Chấp hành viên;
- Cháu ruột mà Chấp hành viên là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.
Bên cạnh đó, Chấp hành viên không được làm:
- Những việc mà pháp luật quy định công chức không được làm;
- Tư vấn cho đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan dẫn đến việc thi hành án trái pháp luật;
- Can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết vụ việc thi hành án hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm thi hành án;
- Sử dụng trái phép vật chứng, tiền, tài sản thi hành án.
- Tẩu tán tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thi hành án hoặc để trốn tránh việc kê biên tài sản;
- Sử dụng trái phép, tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu hoặc thay đổi tình trạng tài sản đã kê biên;
- Hủy hoại tài sản đã kê biên;
- Không chấp hành quyết định của người có thẩm quyền thi hành án về việc thu tiền của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ;
- Cố ý không thực hiện quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án nhân dân hoặc bản án, quyết định phải thi hành ngay.
Về trình tự thực hiện thi hành án Qúy khách chỉ cần thực hiện theo 05 bước sau đây:
- Bước 1: Hướng dẫn quyền yêu cầu thi hành án dân sự
- Bước 2: Cấp bản án, quyết định cho đương sự
- Bước 3: Chuyển giao bản án, quyết định
- Bước 4: Yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án
- Bước 5: Ra quyết định thi hành án
Thời hiệu thi hành án được quy định trong thời hạn 05 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực thì người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án (Điều 30, Luật Thi hành án dân sự 2008).
Thẩm quyền thi hành án dân sự thuộc về cơ quan thi hành án cấp tỉnh, cơ quan thi hành án cấp huyện. Hiện nay cơ quan thi hành án cấp huyện là Chi cục Thi hành án dân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Cơ quan thi hành án cấp tỉnh là Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Thi hành án dân sự là vấn đề pháp lý khá phức tạp mà rất nhiều người không biết mình nên làm gài và cần làm gì. Điều đó dẫn đến việc bạn phải mất rất nhiều thời gian cho nó. Vậy nếu bạn đang rơi vào trong trường hợp khó khăn này thì nên tìm đến đội ngũ Luật sư uy tín tại TPHCM để được tư vấn và hướng dẫn.
Công ty Luật uy tín tại TPHCM - DHLaw có thể sẽ là sự lựa chọn sáng suốt, đúng đắn cho bạn. Đội ngũ Luật sư DHLaw với sự dày dặn kinh nghiệm, kiến thức sâu rộng sẽ mang lại cho bạn những thông tin chính xác và bổ ích nhất.
_________________________________________
Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:
Bộ phận Tư vấn DHLaw.
Add: 185 Nguyễn Văn Thương , Phường 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM.
Hotline 24/24: 0909 854 850
Email: contact@dhlaw.com.vn
Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng!
Trân trọng./.
Xem thêm: