Hôn nhân được thực hiện dựa trên nguyên tắc tự nguyện và tiến bộ. Luật hôn nhân và gia đình được ban hành có những quy định bảo vệ chế độ hôn nhân gia đình, trong đó pháp luật nghiêm cấm hành vi cưỡng ép ly hôn.
Thưa Luật sư, tôi và chồng tôi đã kết hôn nửa năm và chúng tôi sống chung với ba mẹ chồng. Trong lúc sống chung do có mâu thuẫn nên mẹ chồng tôi liên tục gây khó dễ và dùng các biện pháp mạnh ép tôi và chồng phải ly hôn trái ý muốn của chúng tôi. Xin hỏi trong trường hợp này, tôi phải làm như thế nào?
Theo quy định tại khoản 9 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì: “Cưỡng ép kết hôn, ly hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn hoặc ly hôn trái với ý muốn của họ”.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về việc bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình thì pháp luật cấm các hành vi sau đây:
“a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;
e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;
g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;
h) Bạo lực gia đình;
i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi”.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì hành vi cưỡng ép ly hôn bị pháp luật nghiêm cấm nhằm bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình.
Căn cứ theo khoản 9 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định cưỡng ép ly hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải ly hôn trái với ý muốn của họ.
Trong trường hợp này, mẹ chồng của bạn có những hành vi gây khó dễ, dùng các biện pháp mạnh nhằm cưỡng ép vợ chồng bạn ly hôn trái ý muốn là hành vi vi phạm pháp luật hôn nhân và gia đình. Bởi vì, không ai có quyền cưỡng ép bạn ly hôn, ngay cả khi đó là ba mẹ của vợ chồng bạn.
Hành vi cưỡng ép ly hôn của mẹ chồng bạn là hành vi vi phạm pháp luật hôn nhân và gia đình, có thể bị truy cứu trách nhiệm hành chính như sau:
Theo quy định tại Điều 55 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình những người có hành vi cưỡng ép kết hôn, ly hôn, tảo hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
- Cưỡng ép người khác kết hôn, ly hôn, tảo hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần hoặc bằng thủ đoạn khác.
- Cản trở người khác kết hôn, ly hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác.
Người có hành vi cưỡng ép ly hôn còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 181 Bộ luật Hình sự 2015. Theo đó, người nào có hành vi cưỡng ép ly hôn mà đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì sẽ bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.
Như vậy, theo như thông tin bạn cung cấp thì việc mẹ chồng bạn đã có nhưng hành vi gây khó dễ và dùng biện pháp mạnh để ép hai bạn ly hôn trái ý muốn đây là những hành vi mà Luật hôn nhân và gia đình nghiêm cấm. Do đó, bạn có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền can thiệp để ngăn chặn những hành vi này bởi ly hôn là hành vi phải được thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện của hai vợ chồng chứ không phải bất kỳ một cá nhân nào khác ép buộc 2 bạn ly hôn trái ý muốn của mình.
Hotline: 0909 854 850
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “ CƯỠNG ÉP NGƯỜI KHÁC LY HÔN BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO? ”. Nếu Quý khách hàng có nhu cầu được hỗ trợ tư vấn, có thể liên hệ với chúng tôi bằng cách thức sau:
Tư vấn 24/7: Mọi thắc về pháp luật dành cho người Việt Kiều sẽ được đội ngũ luật sư cũng như pháp lý sẽ giải đáp một cách nhanh chóng và chính xác nhất;
Tiết kiệm thời gian, chi phí: Quý khách có thể liên hệ với Công ty Luật DHLaw qua số Hotline: 0909 854 850 để được tư vấn. DHLaw sẽ tư vấn trực tiếp cho Quý khách hàng qua điện thoại. Khi sử dụng dịch vụ pháp lý của DHLaw, đội ngũ pháp lý chúng tôi sẽ đến tận nhà quý khách hàng để nhận hồ sơ;
Bảo mật thông tin: DHLaw cam kết bảo mật tất cả các thông tin tin cá nhân và tài liệu Qúy khách hàng cung cấp;
Chất lượng dịch vụ uy tín – chuyên nghiệp: DHLaw có đội ngũ luật sư, chuyên gia pháp lý có kinh nghiệm và chuyên môn cao, đã từng xử lý hàng ngàn hồ sơ phức tạp. Chúng tôi tự tin sẽ đem đến cho Quý khách hàng dịch vụ Tư vấn pháp luật cho Kiều bào Việt với sự chuyên nghiệp, uy tín cao, Quý khách hàng sẽ nhận được nhiều hơn so với chi phí đã bỏ ra khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Ngoài ra, công ty luật DHLaw còn cung cấp các dịch vụ: Tư vấn Luật Doanh nghiệp, Tư vấn Luật Sở hữu trí tuệ, Tư vấn Luật Thừa kế, Tư vấn Luật Đất đai, Tư vấn Luật Hôn nhân – Gia đình,… Hãy để DHLaw giải quyết vấn đề của bạn.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:
Bộ phận Tư vấn DHLaw.
Add: 185 Nguyễn Văn Thương , Phường 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM.
Hotline 24/24: 0909 854 850
Email: contact@dhlaw.com.vn
Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng!
Trân trọng./.