Bộ luật dân sự năm 2015 (BLDS năm 2015) được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 24/11/2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017. BLDS 2015 đã thể hiện rất nhiều nội dung mới và sự đột phá trong tư duy pháp lý, trong tạo lập cơ chế pháp lý đồng bộ, thống nhất về điều chỉnh quan hệ dân sự, về địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân trong đời sống dân sự; ghi nhận, bảo vệ tốt hơn các quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của người dân… Trong đó, nổi bật có
các vấn đề về pháp luật dân sự phổ biến người dân thường gặp phải sau đây, được
DHLaw cập nhật và cung cấp dịch vụ tư vấn:
- Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án (Điều 26)
Tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản.
Tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai;
Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.
Tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
- Những yêu cầu về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án (Điều 27)
Yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của người đó.
Yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết.
Yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.
Yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án.
Yêu cầu xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, phân chia tài sản chung để thi hành án và yêu cầu khác theo quy định của Luật thi hành án dân sự.
- Những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án (Điều 28)
Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; chia tài sản sau khi ly hôn.
Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ.
Tranh chấp về nuôi con, chia tài sản của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn hoặc khi hủy kết hôn trái pháp luật.
- Những yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án (Điều 29)
Yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật.
Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.
Yêu cầu công nhận thỏa thuận của cha, mẹ về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn hoặc công nhận việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.
Yêu cầu công nhận thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân đã được thực hiện theo bản án, quyết định của Tòa án.
Yêu cầu tuyên bố vô hiệu thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình.
Yêu cầu xác định cha, mẹ cho con hoặc con cho cha, mẹ theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.
- Những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án (Điều 30)
- Những yêu cầu về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án (Điều 31)
- Những tranh chấp về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án (Điều 32)