vn us

Các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Căn cứ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác thì tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm, có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự, cụ thể như sau:

 

 

Các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

 

1. Biện pháp dân sự

Khi cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của các cá nhân, tổ chức khác thì có thể khởi kiện ra Tòa án để bảo vệ quyền lợi của mình. Toà án áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm:

- Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;

- Buộc xin lỗi, cải chính công khai;

- Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;

- Buộc bồi thường thiệt hại;

- Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.

 

2. Biện pháp xử lý hành chính

- Hình thức xử phạt chính:

+ Cảnh cáo;

+ Phạt tiền.

- Tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

+ Tịch thu hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ;

+ Đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đã xảy ra vi phạm.

- Ngoài ra, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

+ Buộc tiêu huỷ hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ;

+ Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hoá quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc buộc tái xuất đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ sau khi đã loại bỏ các yếu tố vi phạm trên hàng hoá.

 

3. Biện pháp xử lý hình sự

Căn cứ vào mức độ nghiêm trọng, hậu quả của hành vi vi phạm thì sẽ xác định xem có đủ yếu tố cấu thành để truy cứu trách nhiệm hình sự hay không. Nếu có thì cá nhân, tổ chức sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Ngoài các biện pháp về hành chính, dân sự, hình sự thì cá nhân, tổ chức có thương hiệu bị xâm phạm có thể yêu cầu cơ quan hải quan hoặc các cơ quan có thẩm quyền giải quyết của Việt Nam áp dụng biện pháp ngăn chặn xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ xâm phạm quyền sở hữu về trí tuệ của thương hiệu. 

Các hình thức xử lý vi phạm nêu trên chính là một trong những biện pháp răn đe, đảm bảo quyền lợi cho cá nhân, tổ chức có thương hiệu và đảm bảo một môi trường kinh doanh thương mại, cạnh tranh lành mạnh, công bằng cũng như đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng. 

Để được tư vấn luật Qúy khách vui lòng liên hệ với công ty Luật DHLaw.

Nguồn: Thư viện pháp luật

 

Xem thêm:

>>> Tòa án quyết định lãi, lãi suất trong bản án

>>>  Mở 25 điểm hỗ trợ quyết toán thuế TNCN tại TP.HCM

 

_________________________________________

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Bộ phận Tư vấn DHLaw.
Add: 185 Nguyễn Văn Thương , Phường 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM. 
Hotline 24/24: 0909 854 850
Email: contact@dhlaw.com.vn

Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng!
Trân trọng./.

 


Tư vấn pháp luật miễn phí

Pháp lý là một trong những lĩnh vực rất phức tạp

Nếu quý khách đang gặp rắc rối nào về pháp lý. Hãy để DHLaw giúp bạn!

Gọi tư vấnGọi tư vấn Yêu cầu gọi lạiYêu cầu dịch vụ
Chat zalo Chat Zalo Liên hệ qua Facebook Messenger Chat viber Chat Viber
Mở Đóng