Mạch tích hợp bán dẫn là gì? Vì sao cần bảo hộ thiết kế mạch tích hợp bán dẫn? Điều kiện chung để được bảo hộ thiết kế bố trí? Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa thiết kế bố trí gồm những gì? DHLaw sẽ giải đáp các thắc mắc trên cho Quý khách trong bài viết dưới đây.
Mạch tích hợp bán dẫn là còn gọi là IC, chip, mạch vi điện tử và thường biểu hiện dưới dạng thành phẩm hoặc bán thành phẩm. Mạch tích hợp bán dẫn được thiết kế nhằm thực hiện chức năng điện tử.
Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn là cấu trúc không gian của các phần tử mạch và mối liên kết các phần tử đó. Bảo hộ thiết kế mạch tích hợp bán dẫn chính là bảo hộ các cấu trúc không gian nêu trên.
Điều kiện để bảo hộ gồm:
- Đảm bảo tính nguyên gốc; thiết kế mạch tích hợp bán dẫn không được sao chép và không được biết đến rộng rãi tại thời điểm thực hiện.
- Đảm bảo tính thương mại; thiết kế mạch tích hợp bán dẫn chưa được đưa vào sử dụng tại bất kỳ thị trường nào trước ngày nộp đơn.
Điều kiện để cá nhân hoặc tổ chức được quyền đăng ký bảo hộ thiết kế mạch tích hợp bán dẫn gồm:
- Tác giả phải tạo ra thiết kế bố trí bằng công sức và chi phí của mình.
- Các hình thức giao việc, đầu tư kinh phí, phương tiện giữa tác giả trực tiếp thực hiện thiết kế mạch tích hợp bán dẫn và doanh nghiệp phải hợp pháp.
- Trường hợp thiết kế bố trí được tạo ra trên cơ sở Nhà nước đầu tư kinh phí, phương tiện thì quyền đăng ký thiết kế bố trí thuộc về Nhà nước. Và tổ chức hoặc cá nhân đăng ký bảo hộ thiết kế trong trường hợp này.
Hồ sơ đăng ký gồm:
- 4 Bộ ảnh chụp hoặc bộ bản vẽ thiết kế bố trí.
- Mạch tích hợp bán dẫn mẫu được làm theo thiết kế bố trí.
- Bản mô tả mạch tích hợp.
- Giấy ủy quyền (nếu có).
Các đối tượng sau đây không được bảo hộ thiết kế bố trí:
- Nguyên lý, quy trình, hệ thống, phương pháp được thực hiện bởi mạch tích hợp bán dẫn.
- Thông tin, phần mềm chứa trong mạch tích hợp bán dẫn.
Hotline tư vấn: 0909 854 850
Các bước tiến hành đăng ký cụ thể như sau:
- Bước 1: Nộp đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ.
- Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền thẩm định hình thức của hồ sơ và xác nhận hồ sơ có hợp lệ hay không.
- Bước 3: Nhận thông báo từ chối hoặc chấp nhận hồ sơ đăng ký từ Cục Sở hữu trí tuệ.
- Bước 4: Công bố hồ sơ hợp lệ trên Công báo sở hữu công nghiệp.
- Bước 5: Ra quyết định cấp/ từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký.
Hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ thiết kế mạch tích hợp bán dẫn:
- Có hiệu lực 10 năm kể từ ngày nộp đơn.
- Có hiệu lực 10 năm kể từ ngày thiết kế bố trí được người có quyền đăng ký khai thác thương mại lần đầu tiên trên thế giới.
- Có hiệu lực 15 năm kể từ ngày tạo ra thiết kế bố trí.
Hãy liên hệ Công ty Luật DHLaw chuyên cung cấp các dịch vụ pháp lý liên quan đến: Thừa kế; Đất đai; Bảo hộ sở hữu trí tuệ; Doanh nghiệp;…. để được hỗ trợ.
Xem thêm:
—————————————————————————–
Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:
Bộ phận Tư vấn Luật Sở hữu trí tuệ DHLaw
Add: 185 Nguyễn Văn Thương (D1 cũ), Phường 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM.
Hotline 24/24:
0909 854 850
Email: contact@dhlaw.com.vn
Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng!
Trân trọng./.