Bảo hộ bí mật kinh doanh là gì? Những hành vi nào được xem là xâm phạm bí mật kinh doanh? Cách thức tiến hành đăng ký bảo hộ gồm những bước nào? Những điều kiện để được phép bảo hộ là gì? Hãy cùng DHLaw tìm hiểu để biết rõ hơn về vấn đề này.
Bảo hộ bí mật kinh doanh là gì?
Bảo hộ bí mật kinh doanh là việc đăng ký bảo hộ các hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ chưa được công bố ra bên ngoài và có khả năng kinh doanh trong tương lai.
Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở bí mật kinh doanh phải hợp pháp.
Đối tượng sở hữu bí mật kinh doanh là tổ chức hoặc cá nhân phải có được bí mật kinh doanh bằng những cách thức hợp pháp.
Hành vi nào được xem là xâm phạm bí mật kinh doanh?
Những hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh và sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật bao gồm:
- Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh thông qua việc chống lại các biện pháp bảo vệ của người sở hữu, quản lý bí mật đó.
- Công bố và sử dụng bí mật kinh doanh khi chưa được phép của chủ sở hữu.
- Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc có hành vi lừa đảo, mua chuộc, ép buộc, dụ dỗ, lợi dụng tín nhiệm... để tiếp cận, thu thập bí mật kinh doanh.
- Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh thông qua việc chống lại các biện pháp bảo vệ của của cơ quan có thẩm quyền.
- Cố tình sử dụng, công bố bí mật kinh doanh có liên quan đến một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này.
- Không thực hiện nghĩa vụ bảo mật theo quy định tại Điều 128 Luật Sở hữu trí tuệ.
Ngoài ra, có một số đối tượng không được bảo hộ bí mật kinh doanh nhưng nhiều người vẫn thường lầm tưởng. Cụ thể như:
- Bí mật về nhân thân không được bảo hộ dưới danh nghĩa bí mật kinh doanh.
- Bí mật về quản lý nhà nước không được bảo hộ dưới danh nghĩa bí mật kinh doanh.
- Bí mật về quốc phòng, an ninh không được bảo hộ dưới danh nghĩa bí mật kinh doanh.
- Thông tin bí mật khác không liên quan đến kinh doanh không được bảo hộ dưới danh nghĩa bí mật kinh doanh.
Tuy nhiên, cần lưu ý không phải bí mật kinh doanh nào cũng được phép đăng ký xin bảo hộ. Để được bảo hộ bí mật kinh doanh cần đảm bảo các điều kiện sau:
- Bí mật kinh doanh cần phải là những thông tin không thuộc hiểu biết thông thường và không dễ dàng sở hữu được.
- Bí mật kinh doanh sẽ mang đến cho người sở hữu lợi thế trong sản xuất, kinh doanh.
- Bí mật kinh doanh phải được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để không bị công bố ra ngoài và không dễ dàng bị tiếp cận được.
Bên cạnh những quyền lợi mà chủ sở hữu bí mật kinh doanh có được thì cũng có những điều mà người nắm giữ bí mật không có quyền thực hiện; chẳng hạn như:
- Chủ sở hữu không có quyền cấm người khác công bố, sử dụng bí mật kinh doanh thu được khi người công bố không biết và không có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được một cách bất hợp pháp.
- Chủ sở hữu không có quyền cấm người khác công bố dữ liệu bí mật nhằm bảo vệ công chúng theo quy định tại khoản 1 Điều 128 Luật Sở hữu trí tuệ.
- Chủ sở hữu không có quyền cấm người khác sử dụng dữ liệu bí mật quy định tại Điều 128 Luật Sở hữu trí tuệ không nhằm mục đích thương mại.
- Chủ sở hữu không có quyền cấm người khác công bố, sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra theo cách thức độc lập.
- Chủ sở hữu không có quyền cấm người khác công bố, sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra do phân tích, đánh giá sản phẩm được phân phối hợp pháp.
- Tờ khai đăng ký.
- Tài liệu, mẫu vật, thông tin về đối tượng đăng ký bảo hộ theo quy định.
- Giấy ủy quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện.
- Tài liệu chứng minh quyền đăng ký (nếu có).
- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu có).
- Chứng từ nộp phí, lệ phí.
- Nhận dạng bí mật thông qua các khía cạnh như: giá trị lợi ích mang lại; độ khó để thu thập và tiếp cận thông tin;...
- Xây dựng chính sách bảo hộ minh bạch, rõ ràng.
- Giáo dục nhân viên về ý thức bảo mật thông tin.
- Hạn chế số lượng người có cơ hội tiếp cận thông tin.
- Đánh dấu tài liệu một cách thống nhất và nâng cao hiểu biết của nhân viên.
- Bảo bộ bí mật kinh doanh về mặt vật lý; chẳng hạn như: tủ bảo hiểm có khóa riêng biệt; kiểm soát truy cập vào cơ sở dữ liệu; phân chia thông tin; thường xuyên kiểm tra giám sát...
- Cách ly và bảo hộ dữ liệu điện tử thông qua các hình thức như: kiểm soát truy cập; mã hóa, xây dựng tường lửa; giám sát kiểm tra dữ liệu nhập xuất…
- Lập hợp đồng bảo mật.
- Chia sẻ theo mức độ để khai thác; thiết lập hợp đồng bảo mật…
Hãy liên hệ Công ty Luật DHLaw chuyên cung cấp các dịch vụ pháp lý liên quan đến: Thừa kế; Đất đai; Bảo hộ sở hữu trí tuệ; Doanh nghiệp;…. để được hỗ trợ.
Xem thêm:
—————————————————————————–
Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:
Bộ phận Tư vấn DHLaw
Add: 185 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM.
Hotline 24/24:
0909 854 850
Email: contact@dhlaw.com.vn
Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng!
Trân trọng./.