Tuyên bố chết là một trong những thủ tục pháp lý được quy định bởi Pháp luật. Tuy thuật ngữ tuyên bố chết rất phổ biến nhưng chưa hẳn ai cũng có thể hiểu rõ về vấn đề này. Vậy tuyên bố chết là gì? Bài viết dưới đây của công ty luật DHLaw sẽ giúp bạn hiểu hơn về tuyên bố chết, mời bạn đọc tham khảo thông tin trong bài viết.
Hiện nay, Pháp luật hiện hành chưa có khái niệm tuyên bố chết. Thế nên, hiểu đơn giản tuyên bố chết là việc xác nhận tới cơ quan thẩm quyền một cá nhân đã qua đời. Việc thông báo có đầy đủ cơ sở để chứng minh. Đồng thời không còn thông tin xác thực về việc tồn tại của cá nhân đó nữa.
Tuyên bố một người đã chết có ý nghĩa quan trọng khi quyền và nghĩa vụ giữa các cá nhân gắn bó chặt chẽ với nhau ở khía cạnh quan hệ dân sự. Để bảo vệ quyền và lợi ích của những chủ thể liên quan tới người đã khuất, pháp luật quy định Tuyên bố chết là một trong những hình thức chấm dứt tư cách chủ thể của cá nhân. Cụ thể tuyên bố chết blds 2015 như sau:
Khoản 01 Điều 71 Luật dân sự 2015 quy định điều kiện tuyên bố chết như sau:
Điều 71: Tuyên bố chết
1. Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết trong trường hợp sau đây:
a) Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;
b) Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;
c) Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
d) Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật này.
Một người bị tuyên bố chết khi nào? Luật sư trả lời là khi thỏa mãn các điều kiện kể trên.
Cũng theo Điều 71 Luật dân sự 2015, cơ quan có thẩm quyền Tuyên bố chết được xác định là Tòa án. Cụ thể:
Điều 71: Tuyên bố chết
1. Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết...
2. Căn cứ vào các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết.
3. Quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố là đã chết để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
Trong trường hợp quyết định Tuyên bố chết của Tòa án có hiệu lực, cá nhân đó được xem là chết về mặt pháp lý. Tức là tư cách chủ thể, tư cách quan hệ nhân thân, tư cách quan hệ tài sản bị chấm dứt hoàn toàn.
Cụ thể, Điều 72 Luật dân sự 2015 quy định:
Điều 72. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết
1. Khi quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết có hiệu lực pháp luật thì quan hệ về hôn nhân, gia đình và các quan hệ nhân thân khác của người đó được giải quyết như đối với người đã chết.
2. Quan hệ tài sản của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết được giải quyết như đối với người đã chết; tài sản của người đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế.
Tức là:
Về tư cách chủ thể: Tính từ lúc quyết định Tuyên bố chết của Tòa có hiệu lực thì cá nhân đó không thể tham gia vào bất cứ quan hệ dân sự nào với tư cách là một chủ thể của quan hệ đó. Từ quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân, các giao dịch dân sự.
Về quan hệ nhân thân: Quan hệ hôn nhân của cá nhân bị tuyên bố chết chấm dứt. Các quan hệ nhân thân khác cũng chấm dứt tương tự. Nếu vợ hoặc chồng của cá nhân bị tuyên bố chết kết hôn với người khác thì việc kiết hôn đó vẫn có hiệu lực pháp luật.
Về quan hệ tài sản: Ngày chết của người bị tuyên bố chết là ngày quyết định của Tòa án có hiệu lực. Đây cũng là thời điểm mở thừa kế.
Việc yêu cầu Tòa án ra quyết định, thủ tục tuyên bố 01 người đã chết được thực hiện dựa trên trình tự giải quyết vụ án dân sự. Chi tiết như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ, gồm:
- Bước 2: Nộp hồ sơ đã chuẩn bị tới Tòa án nhân dân ở địa phương.
- Bước 3: Trách nhiệm của Tòa án:
- Bước 4: Tòa án ra quyết định, tuyên bố người đã chết khi đạt đủ các yêu cầu cần thiết.
Mặc dù việc xác định ngày chết có ý nghĩa quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay việc áp dụng pháp luật để xác định ngày chết của người bị tuyên bố chết chưa có sự thống nhất. Bởi chưa có văn bản hướng dẫn của cơ quan thẩm quyền. Cũng vì thế, có nhiều quan điểm cho vấn đề này. Chi tiết, bạn tham khảo thông tin sau:
• Quan điểm 01: Được hiểu là chết về mặt pháp lý, chứ không phải chết về mặt sinh học. Thế nên, thời điểm chết được xác định là thời điểm ngay sau khi có đầy đủ các điều kiện để được tuyên bố là đã chết.
• Quan điểm 02: Ngày chết của một người bị tuyên bố là đã chết phải chính là ngày mà quyết định tuyên bố một người đã chết của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
• Quan điểm 03: Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà Tòa tuyên bố ngày chết.
- Trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 71 BLDS 2015 thì ngày chết là ngày có quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án đối với người đó có hiệu lực pháp luật;
- Trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 71 BLDS 2015 thì ngày chết là ngày kết thúc chiến tranh;
- Trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 71 BLDS 2015 thì ngày chết là ngày chấm dứt tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai;
- Trường hợp tại quy định điểm d khoản 1 Điều 71 BLDS 2015 thì ngày chết là ngày người đó biệt tích;
Mặc dù có nhiều quan điểm, nhưng chung quy lại Tòa án mới là cơ quan thẩm quyền quyết định ngày chết của một người bị tuyên bố chết. (Theo Khoản 2 Điều 71 Luật dân sự 2015).
Điều 73 Luật dân sự 2015 quy định việc hủy bỏ tuyên bố chết. Theo đó, quan hệ chủ thể, quan hệ nhân thân, quan hệ tài sản sẽ được khôi phục, trừ một số trường hợp. Cụ thể như sau:
Điều 73. Hủy bỏ quyết định tuyên bố chết
1. Khi một người bị tuyên bố là đã chết trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết.
2. Quan hệ nhân thân của người bị tuyên bố là đã chết được khôi phục khi Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết, trừ trường hợp sau đây:
a) Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã được Tòa án cho ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 68 của Bộ luật này thì quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật;
b) Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã kết hôn với người khác thì việc kết hôn đó vẫn có hiệu lực pháp luật.
3. Người bị tuyên bố là đã chết mà còn sống có quyền yêu cầu những người đã nhận tài sản thừa kế trả lại tài sản, giá trị tài sản hiện còn. Trường hợp người thừa kế của người bị tuyên bố là đã chết biết người này còn sống mà cố tình giấu giếm nhằm hưởng thừa kế thì người đó phải hoàn trả toàn bộ tài sản đã nhận, kể cả hoa lợi, lợi tức; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
4. Quan hệ tài sản giữa vợ và chồng được giải quyết theo quy định của Bộ luật này, Luật hôn nhân và gia đình.
5. Quyết định của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố là đã chết để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
_________________________________________
Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:
Bộ phận Tư vấn DHLaw.
Add: 185 Nguyễn Văn Thương , Phường 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM.
Hotline 24/24: 0909 854 850
Email: contact@dhlaw.com.vn
Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng!
Trân trọng./.