vn us

Tư vấn xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Giấy phép an toàn thực phẩm là một trong những giấy tờ không thể thiếu được cho những cơ sở kinh doanh về lĩnh vực ăn uống. Để có thể thực hiện đầy đủ các thủ tục cho việc xin giấy phép VSANTP thì có thể liên hệ với công ty luật để được chúng tôi hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến việc xin giấy phép. Chúng tôi với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm sẽ giúp tư vấn một cách đầy đủ và chính xác.

Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là gì?

Đây là một loại giấy từ được các cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp cho các cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp về thực phẩm, dịch vụ ăn uống. Chứng nhận quá trình chế biến, bảo quản có đáp ứng vệ sinh cho thực phẩm. An toàn vệ sinh thực phẩm với mục đích đảm sự an toàn cho người tiêu dùng. Đây là một trong những vấn đề lớn mà có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người tiêu dùng. Nên đây là một giấy phép không thể thiếu đối với các cơ sở kinh doanh ăn uống.

Các cơ sở kinh doanh không cần phải xin giấy phép

  • Cơ sở kinh doanh có quy mô nhỏ lẻ; 
  • Đối với những cơ sở kinh doanh nhưng lại không có địa điểm cố định; 
  • Các Cơ sở sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm; 
  • Đối với các nhà hàng trong khách sạn cũng không cần phải xin giấy phép ATVST
  • Bếp ăn tập thể 
  • Kinh doanh thức ăn đường phố.

Khi kinh doanh gì thì cần phải xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm:

Ngoại trừ những cơ sở kinh doanh ở trên thì không cần phải xin giấy phép. Còn đối với những cơ sở khác khi kinh doah ăn uống khác thì cần phải xin được giấy phép mới được kinh doanh.

Giầy tờ, hồ sơ cần chuẩn bị thực hiện xin giấy phép:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm theo mẫu;
  • Giấy đăng ký kinh doanh đến loại thực phẩm mà bạn kinh doanh (bản sao).
  • Bản chi tiết về sơ đồ bảo quản, chế biến thực phẩm của cơ sở kinh doanh.
  • Bản vẽ thiết kế mặt bằng cơ sở, bản kê khai cơ sở vật chất;
  • Giấy chứng nhận sức khỏe của chủ, nhân viên tại cơ sở kinh doanh (bản sao).
  • Xác minh hồ sơ của cơ quan có thẩm quyền

Thủ tục cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

  • Việc đầu tiên là cần phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ ở trên.
  • Ngoài ra, chủ và nhân viên tại cơ sở kinh doanh cần phải được nắm bắt rõ các quy tắc về vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Có đầy đủ giấy tờ về sức khỏe của các thành viên của cơ sở kinh doanh.
  • Tham gia các đợt tập huấn về An toàn thực phẩm. Nếu kết quả đạt >80% bạn mới qua được bước đầu tiên trong thủ tục cấp giấy phép An toàn thực phẩm.
  • Nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận ATVSTP nộp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền về cấp giấy phép An toàn vệ sinh thực phẩm.

Lưu ý:

Giấy chứng nhận ATVSTP sẽ có giá trị 3 năm kể từ thời điểm được cấp. Sau khi cấp, cơ quan giám sát sẽ xuống kiểm tra lần nữa, nếu cơ sở vi phạm vấn đề gì sẽ thu hồi lại Giấy phép ATVSTP.

Chi phí xin giấy phép vệ sinh ATTP:

Đối với việc sử dụng dịch vụ giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ giúp giảm bớt được rất nhiều thời gian và kinh phí. Công ty luật DHLaw sẽ đại diện để làm những công việc cần thiết để giúp lấy được giấy phép trong thời gian ngắn nhất.

Việc thực hiện các thủ tục cũng như chuẩn bị giấy tờ cũng rất không phải dễ dàng. Chính vì thế để có thể thực hiện nhanh chóng thì việc sử dụng dịch vụ là cần thiết. Bất cứ ai cũng có thể thực hiện mà không mất quá nhiều chi phí. Mức phí của công ty dịch vụ đưa ra vô cùng hợp lý.

Liên hệ tư vấn miễn phí
Liên hệ tư vấn miễn phí

Các cơ quan cấp giấy vệ sinh an toàn thực phẩm tại Việt Nam:

Bộ Công Thương và Sở Công Thương các tỉnh/ thành phố.

Bộ Công Thương cấp giấy chứng nhận đối với:

  • Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có công suất thiết kế;
  • Chuỗi cơ sở kinh doanh thực phẩm,
  • Cơ sở buôn bán thực phẩm trên địa bàn 02 tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương trở lên;
  • Cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh cùng một địa điểm có công suất thiết kế; một số cơ sở khác theo quy định.

Sở Công Thương tỉnh/ Thành phố:

  • Cấp giấy chứng nhận đối với Cơ sở sản xuất thực phẩm có công suất thiết kế nhỏ;
  • Cơ sở buôn bán lẻ thực phẩm, chuỗi siêu thị mini;
  • Cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh cùng một địa điểm có công suất thiết kế nhỏ;
  • Một số cơ sở sản xuất, kinh doanh nhiều loại thực phẩm theo quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP.

Thời hạn của giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm:

Thời gian sử dụng của giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là 3 năm kể từ ngày được cấp. Trước khi giấy phép hết hạn thì cơ sở kinh doanh phải tiến hành xin cấp lại. Nếu khi hết hạn mà chưa được cấp giấy phép thì có thể bị phạt hành chính.

Các thủ tục làm việc tốn rất nhiều thời gian và công sức, chính vì thế nhiều chủ cơ sở kinh doanh sử dụng dịch vụ xin giấy phép ATVSTP. Vừa đảm bảo tiết kiệm thời gian, tiền bạc và đảm bảo tỉ lệ thành công cao hơn. Bạn có thể nhờ sự hỗ trợ từ các chuyên gia pháp lý để nhanh chóng hoàn tất việc xin hồ sơ, đảm bảo việc kinh doanh được suôn sẻ.

____________________________

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Bộ phận Tư vấn DHLaw
Add: 185 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM.
Hotline:  0939 965 000
Email: contact@dhlaw.com.vn

Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng!
Trân trọng./.


Tư vấn pháp luật miễn phí

Pháp lý là một trong những lĩnh vực rất phức tạp

Nếu quý khách đang gặp rắc rối nào về pháp lý. Hãy để DHLaw giúp bạn!

Gọi tư vấnGọi tư vấn Yêu cầu gọi lạiYêu cầu dịch vụ
Chat zalo Chat Zalo Liên hệ qua Facebook Messenger Chat viber Chat Viber
Mở Đóng